HUMAN RIGHTS RELIEF FOUNDATION

FORUM - DIỄN ĐÀN

ĐẦU TƯ VÀO BẤT ĐỘNG SẢN: LỢI NHUẬN HAY AN NINH


Huỳnh Ngọc Tuấn

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, phần chìm của nó là cuộc cạnh tranh về địa chính trị với mục tiêu rất rõ ràng cho cả hai phía Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đặt ra, đó là ai sẽ là kẻ thống trị trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương?.

Một phần của cuộc chạy đua để giành thế thượng phong trong khu vực là cạnh tranh về kinh tế và an ninh tại Việt nam, một nước có vị trí chiến lược và có tầm quyết định kết quả của cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ.

Các nhà hoạch định chiến lược ở Trung Nam Hải ý thức rất rõ về vấn đề này, cho nên họ tung ra những đòn đánh thâm hiểm trên mọi phương diện, từ nguồn vốn vay ODA với mục tiêu của nó là biến Việt Nam thành con nợ và là kênh để Cục tình báo Hoa Nam có thể tiếp cận các nhà lãnh đạo Việt Nam và các nhóm lợi ích thân tộc vốn là những tổ chức quyền lực và “siêu tham nhũng”. Phần khác là đầu tư vào các lãnh vực “mũi nhọn” của nền kinh tế Việt Nam đang khát vốn, trong đó có thị trường bất động sản.

Hàng ngày chúng ta vẫn nghe thông tin về việc các nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ vốn ồ ạt vào thị trường địa ốc Việt Nam làm giá đất một số địa phương ven biển từ miền bắc đến miền nam gia tăng phi mã.

Việt Nam có bờ biển rất đẹp, nên thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế và do đó hứa hẹn một khả năng sinh lời trong trung và dài hạn, có phải là lý do để các nhà đầu tư và đầu cơ Trung Quốc nhảy vào?

Nhưng thực tế lại cho thấy một điều khác vì các nhà đầu tư Trung Quốc đặc biệt ưu ái cho những vị trí mang tầm an ninh chiến lược hơn là để kinh doanh, và những thương vụ mua bất động sản của họ trong trung và dài hạn không cho thấy khả năng kiếm lời…

Tại sao như vậy?.

Trả lời nghi vấn này sẽ làm sáng tỏ dụng tâm thực sự của các nhà đầu tư địa ốc Trung Quốc, họ đầu tư không hoàn toàn vì lợi nhuận khi bỏ ra một số tiền quá lớn để có thể thu lợi trong trung và dài hạn.

Bây giờ Trung Quốc đang đổ vốn vào thị trường bất động sản tại các thành phố trung tâm kinh tế của Việt Nam, trong đó có Saigon

Như chúng ta biết, một “ông lớn” trong thị trường bất động sản Việt Nam là Tập đoàn Dầu khí VN - Petro Vietnam.

Petro Vietnam đã đổ vào thị trường địa ốc VN những khoản đầu tư khổng lồ, con số chính xác vẫn là một “ẩn số” vì đó là thông tin tối mật, nó có thể lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ Mỹ kim.

Nhưng thời gian mấy năm trước (2014 – 2016) khi giá dầu thô trên thị trường quốc tế có khi rớt xuống còn 30 - 35 USD/ thùng, với giá này Petro Vietnam đã mất hàng chục tỷ Mỹ kim một năm, nên năng lực tài chính bị khủng hoảng.

Để cứu thị trường bất động sản đang bị đóng băng, nhà cầm quyền CSVN và các nhóm lợi ích không còn cách nào khác là phải “quỳ xuống” tiếp nhận vốn của Trung Quốc đổ vào thị trường này nếu không muốn nó sụp đổ.

Mà một khi thị trường địa ốc sụp đổ sẽ kéo hàng chục ngân hàng sụp đổ theo và hệ lụy của nó là thị trường chứng khoán cũng lâm nguy. Nếu để điều này xảy ra sẽ là một thảm họa chính trị của chế độ độc tài.

Thông tin dưới đây của báo chí lề đảng sẽ cho chúng ta hình dung được ảnh hưởng của Trung Quốc trong lãnh vực nhạy cảm này:

“Những năm gần đây, hoạt động mua bán và sát nhập (M&A) trên thị trường bất động sản chứng kiến sự đổ bộ của các công ty, tập đoàn đến từ Trung Quốc khi các công ty này chi hàng trăm triệu USD mua đứt, hoặc góp vốn để chen chân vào các dự án bất động sản tại Việt Nam.

Hàng loạt dự án ở TP.HCM, Long An, Đồng Nai... đã được các chủ đầu tư chuyển nhượng hoặc có liên quan tới các nhà đầu tư Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang diễn biến ngày càng căng thẳng và khó lường. Vì lẽ đó, một số nhà đầu tư nước ngoài đã và đang chuyển dịch cơ sở sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư (một phần hoặc cả dự án) sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Các chuyên gia đều khẳng định, việc các nhà đầu tư ngoại, trong đó có nhà đầu tư Trung Quốc, đổ vốn vào bất động sản Việt Nam có tác dụng kích thích thị trường này, tuy nhiên đây là con dao hai lưỡi nên Việt Nam phải có sự kiểm soát chặt chẽ.

"Nguồn vốn ngoại đổ vào bất động sản sẽ giúp thị trường này có được nguồn vốn trung và dài hạn. Gần đây, chủ đầu tư các dự án rất cần nguồn vốn này trong khi nguồn vốn ngân hàng ngày càng bị siết chặt, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư vào những dự án nhiều rủi ro, dự án bị đóng băng hay có rủi ro về pháp lý.

Nhà đầu tư ngoại nhảy vào mua lại dự án với giá rẻ bởi nhiều khi các dự án đó rất cần tiền.

Dù vậy, với các nhà đầu tư Trung Quốc, Việt Nam phải rất cảnh giác vì việc đầu tư của họ đâu đó mang tính đầu cơ, chiếm dụng đất, đặc biệt là các khu đất dọc bờ biển.

Vì lẽ đó, nếu nhà đầu tư Trung Quốc mua các dự án để có quyền sử dụng lâu năm ở các vị trí đắc địa thì cơ quan nhà nước Việt Nam phải hết sức lưu ý và có sự đánh giá toàn diện bởi đây không chỉ là nguồn vốn đầu tư bất động sản mà còn liên quan đến vấn đề an ninh, quốc phòng", TS Bùi Quang Tín lưu ý.

Trong khi đó, TS Cấn Văn Lực cho rằng một mặt Việt Nam phải tiếp tục nhất quán chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tiếp tục lành mạnh hóa thị trường bất động sản, mặt khác cũng có sự chọn lọc dự án kỹ càng.

"Đối với các dự án chuyển dịch đầu tư từ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, vào Việt Nam, chúng ta phải làm tốt hơn khâu lựa chọn, chọn lọc dự án, không phải tiếp nhận tất cả các dự án một cách vô điều kiện.

Các dự án phải đáp ứng được các tiêu chí, điều kiện về môi trường, kết nối với các doanh nghiệp trong nước, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước, đảm bảo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết khi nhà đầu tư ký hợp đồng mua cổ phần hay đầu tư chiến lược vào Việt Nam.

Đặc biệt, đối với những dự án liên quan đến an ninh, trọng điểm quốc gia phải hết sức thận trọng".

Sự cảnh báo của các chuyên gia là như vậy, nhưng tiếng nói của họ đâu thể lấn át được tiếng nói của các nhóm lợi ích đầy thế lực, mà người chống lưng là các ông lớn trong Bộ chính trị và Chính phủ.

Biết mà không thể tránh được nguy cơ đang làm Việt Nam từng bước bị thôn tính, đó mới là cái đau đời của những người yêu nước .

Phải chăng muốn giải quyết vấn đề này một cách toàn triệt thì phải giải quyết vấn đề chính trị của Việt Nam?

Huỳnh Ngọc Tuấn

19/05/2020


PROPERTY INVESTMENT: PROFIT OR SECURITY?


Huynh Ngoc Tuan

The trade war between the United States and China is only the glacier’s surface. The real competition is for the supreme leader of the Asia Pacific region.


Part of the race is to acquire upper-hand with Vietnam, a country strategically located and may influence the outcome of the US – China competition.


Beijing policy planners are well aware of this and as such have used all types of tricks to turn Vietnam into a debt-laden economy so that the Chinese intelligence agency can have sway over the Vietnamese leaders and their related ultra-corrupt interest groups. The other part of the plan is to invest in sensitive areas of Vietnam’s economy such as the real property market.


There are reports everyday of huge Chinese investment in the property market causing inflated price throughout the country from North to South.


Vietnam’s long and pristine coast attract foreign investors looking for medium to long term returns. But is that the real reason for Chinese investment? However, Chinese investment in property tends to focus on locations that have significant national security implications rather than with profits in mind.


Why?


Right now, there is a lot of Chinese investment in the property market in Saigon. One of the big players in the property market happens to be Petro Vietnam. The level of their investment in property market is unknown but could reach tens or hundreds of billion of US dollars.

A few years ago, the price of crude oil came down significantly to about 30 – 35 US dollars/barrel causing Petro Vietnam to lose tens of billions of dollars.

The Vietnamese government was essentially forced to accept Chinese investment to save the property market from collapse. Once the property collapsed, it would also lead to the collapse of the whole banking system as well as the stock market threatening the legitimacy of the authoritarian regime.

Recent reports indicate significant rise in mergers and acquisition activities whereby Chinese companies invest huge sums to buy out or gain control in big property projects in HCM City, Long An, Dong Nai...

The US – China trade war may cause investors and manufacturers to look to Vietnam as an alternative destination to China. It may include Chinese investors looking to put their funds in Vietnam’s property market. But this could be a two-edged sword. Foreign investment helps stabilise the market. On the other hand, Chinese investment in sensitive areas require careful monitoring in terms of national security and defence.

Experts have issued clear warnings about the risk of Chinese investment but would their voice be heard by the interest groups with their powerful backings by members of the Politburo?

For patriots, it is painful to know about the risks to the nation’s independence but not being able to do anything about it.

Perhaps, the only way to adequately deal with this problem is to reform Vietnam’s political system?

Huynh Ngoc Tuan

19/05/2020