HUMAN RIGHTS RELIEF FOUNDATION

FORUM - DIỄN ĐÀN

VỀ NGUỒN VỐN ODA CỦA TRUNG CỘNG

Huỳnh Ngọc Tuấn

Báo chí từ trong nước đưa tin rằng trong báo cáo Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn viện trợ (ODA) và vốn vay ưu đãi giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cho rằng, trong thời gian tới đối với việc vay nguồn tín dụng ưu đãi của Trung Cộng cần được xem xét, cân nhắc thận trọng.

Đây là một tầm nhìn, đánh giá đáng quan tâm và ủng hộ, nhưng để làm được điều đó bộ KHĐT và cả hệ thống chính trị phải “đổi mới tư duy” một lần nữa.

Khuyến nghị của Bộ KHĐT xuất phát từ thực trạng nguồn vốn ODA Trung Cộng mà Bộ này đã chỉ ra, đó là các khoản vay kém ưu đãi, lãi suất cao hơn so với các nhà tài trợ khác.

Đặc biệt, đây là các khoản vay có điều kiện, thường là chỉ định thầu cho doanh nghiệp Trung Cộng. Một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, và thiết bị Trung Cộng thường xuyên chậm tiến độ, không bảo đảm phẩm cấp công trình, tăng tổng mức đầu tư…v.v.

Khuyến nghị này đáng ra phải có từ lâu, nhưng ít ra nó cho thấy đã chính thức có cơ quan quản lý nhà nước lưu ý về việc phải cẩn trọng khi vay vốn ODA từ phía Trung Cộng. Điều đó rất quan trọng, bởi từ đây Việt Nam có thể giảm thiểu hoặc mạnh dạn hơn là chấm dứt những khoản vay dễ dãi vốn gây ra việc kéo dài tiến độ và đội vốn của dự án, và làm cho dự án không hiệu quả cho nền kinh tế như trước đây.

Theo các chuyên gia, “vốn vay ODA Trung Cộng không hề rẻ hơn so với ODA của các nước, thậm chí nó còn đắt và đưa lại nhiều vấn đề tệ hơn mà những bài học nhãn tiền như dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông và 1/3 dự án trong số 12 dự án yếu kém của ngành công thương là ví dụ điển hình.

Rất nhiều dự án sử dụng vốn vay Trung Cộng bị đội vốn, ít thì tăng 30-40%, nhiều thì gấp đôi, sử dụng công nghệ lạc hậu, bị chậm tiến độ, và nếu có hoàn thành để đi vào sản xuất thì bị lỗ.

Các khoản vay ODA nói chung, không riêng gì ODA Trung Cộng, đều có các khoản phí cam kết, phí quản lý... nhưng đối với vốn vay của Trung Cộng, đi kèm với nguồn vốn ưu đãi thường là các điều kiện kèm theo như: dự án phải do doanh nghiệp Trung Cộng thực hiện, sử dụng lao động Trung Cộng, phải mua máy móc và thiết bị Trung Cộng dù công nghệ của chúng không hề cao so với thế giới nếu không muốn nói là lạc hậu hơn. Những điều kiện đi kèm này dẫn tới nhiều hệ lụy.”

Bất lợi và tiềm ẩn nhiều hiểm nguy, thậm chí còn đe dọa đến an ninh quốc gia như vậy nhưng tại sao Việt Nam từ trước đến nay vẫn coi nguồn vốn này là chủ lực trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng?

Có phải vì điều kiện để ký hợp đồng vay vốn của Trung Cộng rất đơn giản và đằng sau nó có thể còn có hoạt động lại quả và tham nhũng... và hơn thế nữa là việc làm này mang tính đầu cơ chính trị bởi các quan chức lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam muốn leo lên những vị trí quyền lực cao nhất cần có sự hậu thuẫn từ Trung Nam Hải.... và đây chính là hành động lót đường, dùng tài sản và tài nguyên quốc gia làm của riêng phục vụ lợi ích cá nhân và phe nhóm?

Về phía Trung Cộng, họ sẵn sàng ký hợp đồng với các điều khoản mà chủ đầu tư đưa ra mà không kiểm tra chặt chẽ dù có khi họ biết dự án ấy không mấy hiệu quả. Chủ đầu tư chỉ cần làm những báo cáo sơ lược dùng làm cái cớ để vay tiền, và tất cả đều được chấp nhận.

Trung Cộng có cách tính và tầm nhìn của họ, nếu dự án không mang lại hiệu quả kinh tế, không khả thi hoặc công nghệ quá lạc hậu thì họ vẫn được lợi cả về mặt tài chính lẫn chính trị, còn bên chịu thiệt là phía Việt Nam thì hà cớ gì họ không duyệt?

Các khoản vay tín dụng ưu đãi của Trung Cộng được cung cấp qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) nhưng nó cũng không được kiểm tra, giám sát chặt chẽ như ODA của các nước khác. Nếu là vốn vay của nước khác sẽ không có chuyện đơn giản, dễ dàng về giải ngân tiền mặt, thực thi theo ý muốn chủ quan của người nhận tài trợ.

Những điều đó đang tạo cơ hội cho việc sử dụng vốn ODA không hiệu quả, tạo kẽ hở cho tham nhũng và đầu cơ chính trị.

Như vậy, vốn vay ODA của Trung Cộng có sự kết hợp nhiều thứ: sự dễ dãi về thủ tục, giấy tờ lẫn việc sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu vay vốn nhưng sau đó có thể vốn vay tăng lên, có lại quả khi vay...

Một nhà phân tích trong nội bộ chế độ hiện nay nhận xét rằng “nhiều người Việt Nam có quan hệ với phía Trung Cộng tương đối chặt chẽ, nên họ sẵn sàng vay hoặc nhận tài trợ từ một số tổ chức và cơ quan phía Trung Cộng. Vì thế, có nhiều dự án của Việt Nam vay vốn ODA hoặc vốn ưu đãi của Trung Cộng.”

Theo quan điểm của một số chuyên gia, cảnh báo của Bộ KHĐT càng hợp lý, đúng đắn khi Trung Cộng đang đẩy mạnh chiến lược "Một vành đai, một con đường" nhằm phục vụ chủ yếu cho lợi ích của Trung Cộng, trong khi lợi ích mà các nước nhận lại không biết có xứng đáng hay không?

Nhận xét của các vị chuyên gia này vẫn còn chưa vượt “lằn ranh đỏ” khi họ chưa dám đề cập đến tham vọng bá quyền của Trung Cộng ẩn đằng sau kế hoạch “một vành đai, một con đường”..!

Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay muốn thoát khỏi cái bẫy từ nguồn vốn vay ODA của Trung Cộng cần xây dựng, phát triển thị trường vốn trong nước vững chắc, đặc biệt là nguồn vốn tư nhân.

Đây là nguồn vốn “sạch” và hiệu quả trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế. Để huy động được nguồn vốn này nhà cầm quyền cần phải làm nhiều việc: Đó là xây dựng hình ảnh một nhà nước khả tín, tôn nghiêm, trong sạch để thu phục lòng dân. Nhưng những điều này e rằng là bất khả thi đối với nhà cầm quyền hiện nay khi họ vẫn đàn áp nhân quyền và bất tín đối với người dân và quốc tế.

Với quốc tế họ hành xử như băng đảng tội phạm khi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức về và chối bay chối biến.

Với người dân trong nước họ hành xử bất nhân và lật lọng.

Với một lịch sử cầm quyền bất hảo trong hơn nữa thế kỷ thì mong gì lấy được niềm tin của người dân và cộng đồng quốc tế?

Cho nên không muốn phụ thuộc vào nguồn vốn vay ODA của Trung Cộng cũng không phải dễ.

Người xưa nói thật không sai “bất tín bất thành lập.”


Huỳnh Ngọc Tuấn

27/08/2020

About China’s ODA Loan for Vietnam

Huynh Ngoc Tuan

Vietnam’s media has reported that in the Report on the Orientation for Attracting, Managing and Using Official Development Assistance (ODA) Aid and Preferential Loans for the period of 2018-2020 with vision to 2025, the Ministry of Planning and Investment (MPI) states that in the coming time, Vietnam should carefully consider China’s preferential credit loans.

This is an interesting and supportive vision and assessment, but in order to implement that, the MPI and the political system must "renew the mind" again.

The MPI's recommendation stems from the fact the ministry has pointed out that China’s ODA loans are less preferential, with higher interest rates than loans from other donors.

Especially, China’s ODA loans are conditional ones requesting involvement of Chinese contractors. Most Vietnamese infrastructure projects using Chinese loans, contractors, and equipment are behind schedule, failing to guarantee work quality with increased total investment.

This recommendation should have been made a long time ago, but at least it shows that there has been an official note on the part of the state regulators to be cautious when borrowing ODA from China. That is very important, because from here, Vietnam may reduce or be more aggressive by terminating easy loans that cause infrastructure projects to extend building time and raise funding, and make the projects economically ineffective as before.

According to experts, "China's ODA loan is not cheaper than the ODA from other countries, it is even more expensive and brings many worse problems and the typical examples are the Cat Linh-Ha Dong elevated railway project as well as one third of 12 key projects under the implementation of the Ministry of Industry and Trade. Many projects using Chinese loans are capitalized, at least 30%-40% increase, even twice, with outdated technology and delayed progress, and if they are completed to go into production, they are working in losses.

ODA loans in general, not just Chinese ODA, have commitment fees and management fees ... but for Chinese preferential loans there are additional conditions such as: the projects must be carried out by Chinese enterprises, employ Chinese workers and buy Chinese machinery and equipment even though their technology is not high compared to the world, if not more outdated. These additional conditions lead to many consequences.

China’s ODA loans go with disadvantages and potential dangers, even threatening national security, but why has Vietnam’s government still considered this capital as a key source of investment in the country’s infrastructure development? Is it because China's conditions for accessing the loans are so easy and behind it there may be large commissions and corruption ... and moreover, it is politically speculative because Vietnamese communist party leaders who want to climb to the highest positions of power need support from Beijing ... and this is the act of paving the way of using national property and resources to serve the interests of individuals and groups?

On the Chinese side, they are willing to sign contracts with the terms that the investor offers without strict examination even though they know that the projects are ineffective. Investors only need to make preliminary reports used as an excuse to borrow money, and all are accepted.

China has its own interests and vision. If the projects are not economically efficient, not feasible or using too outdated technology, China will still benefit both financially and politically while the loser is Vietnam’s side, why do they not approve?

China's preferential credit loans are provided through the Export-Import Bank of China (Eximbank of China), but they are not under the same scrutiny and supervision as the ODA of other countries. If they are preferential loans from another country, there will be no simple and easy works about disbursing cash and being implemented with the subjective wishes of the recipient.

China’s ODA loans are creating opportunities for inefficient use of financial resources and room for corruption and political speculation. Thus, China's ODA loans have a combination of many things: simple procedures, less paperwork and willingness of money providers to accept loan requests, but after that, loans can increase along with high commissions for the borrowers.

An analyst within the current regime observed that "many Vietnamese officials have relatively close relations with the Chinese side, so they are willing to borrow or receive funding from some Chinese organizations and agencies. Therefore, there are many projects in Vietnam that using China’s ODA or preferential loan.”

For some experts, the warning of the MPI is even more reasonable and correct when China is promoting the "One Belt, One Road Initiative" strategy to serve mainly the interests of China while the benefits of the recipent countries are not ensured.

The comments of these experts still have not crossed the "red line" when they dare not mention China's hegemonic ambitions hidden behind its "One Belt, One Road Initiative."

If the Vietnamese authorities now want to escape the trap from China's ODA loans, they need to build and develop a solid domestic capital market, especially private capital. This is a "clean" and effective source of capital in infrastructure construction for the country’s economic development. In order to mobilize this capital, the authorities need to do many things: build the image of a credible, dignified and clean state to win the hearts of the local people. But it seems that it is impossible for the regime when it still suppresses human rights and distrusts the local people and the international community.

Internationally, they behave like a criminal gang when they kidnapped Trinh Xuan Thanh from Germany and denied it.

To the people of the country, it behaves inhumanly and never keeps its promises.

With a history of rogue rulers for more than half a century, what is the hope for Vietnam’s communist regime to gain trust of the local people and the international community?

So it is not easy for Vietnam’s communist regime not to deny China's ODA loans.

The ancients truly said that the distrust won’t lead to success./.

Huynh Ngoc Tuan

27/08/2020