HUMAN RIGHTS RELIEF FOUNDATION

The Right to Privacy on Social Media

Ton Phi

In the US, there is a case like this: A person posted another person's photo on Facebook. The next day, the person in the picture was killed by an anonymous perpetrator. The victim’s family sued Facebook Corporation. Facebook, which is a rich firm, hired a good lawyer and won the case. The victim's family could not ask for anything. From then on, mothers told each other that they should not post and restrain from posting their child's images on social networks, in order to avoid troubles in the future.

Through this incident, Facebook has become stronger in tightening protection of private information, including images of individuals and its customers. In America, issues may rise as people break the law 30 years after the law becomes effective. In Vietnam, the law follows the incidents. The number of laws, because of running after the events, is increasing every day but not covering all the events, especially the right to privacy of personal images on social media.

In previous centuries, not only images but also individuals' names were carefully kept confidential. In theatrical works, character names are changed. The stage artists who performed the play "While Waiting for Godot" did not understand the content of the play, an actor refused to play because he could not do the actions required by the playwright.

The capital of the Internet is America. The first generation of experts who created the Internet are still alive. The law about the Internet is strong, but it's the law of the United States. The United Nations has not pressed the remaining member countries to respect the right to privacy of individuals. The "low-lying area" of the law- many African countries or a number of Asian countries seem to have never sanctioned anyone for infringing the personal image of others on television, so on social media stronger will survive. For example, the issue of asking for permission to put photos of other people is mentioned in 2020, but the issue remains the same as people use each other's images without asking for permission. The posted images often do not have a source or caption in the image, so it is not known who is the author to ask for permission. The Ministry of Information and Communications did not explicitly answer that it would not be possible for people to use each other's images, and whether it is okay for a state media to use people's images or not? When is it okay to post other people's pictures on social media? Therefore, many cases cause a lot of hatred.

For example, in May of this year there was a dispute between the Vietnam National Television (VTV) and the US-based SB Capital Company. VTV posted the image of SB Capital with intention to denounce that the American company was fraudulent. The general manager of this company, in the US, filed a lawsuit against VTV. VTV, which is used to accusing others on many of its programs before their trials, has been okay for a long time because the victim is usually domestic, low-throat, once it hurts a foreigner, it will face serious legal problem immediately.

Private businesses often respect copyright and privacy more than public businesses and entities. Apple takes customer accounts very seriously to prevent videos or pictures from being leaked out. Apple respects copyright strictly, secures very carefully not only the content of documents in users' computers and smartphones, but also images in Apple Photos which are also specially stored and have multi-layer lock for trust. The hacker cannot get the user's.

Dealing with cases of personal image security on social media is very difficult. The law (international) punishes both the thief and the buyer of stolen goods. Many innocent children saw their parents’ images suddenly appear on television when their parents have yet to be convicted by court. Suddenly posting pictures without permission can encourage petty revenge in society. In general, anyone who climbs to the top of any profession is usually a thinker, and then an important journalist in that profession, for example, a good lawyer will also be a good legal thinker. A good communication leader must be very careful when considering whether to use an image or not to represent a post.

Journalism is a difficult job. In the 4.0 era, if you write a sentence and then put it in the worldwide publicity, then you will be participating in the media and in some way it is already a journalism. Social media in Vietnam is still in its infancy. Internet entered in Vietnam in 1997, by 2020 it takes 23 years. Culture, habits, laws, images ... do not secure the user's identity.

When is permisible images of others can be posted on national media or social networks? The logic is that no one will be convicted without trial unless it is an emergency, such as war. In a peaceful time, if you want to put someone's image on social networks, you must ask for permission.

Ton Phi

24/09/2020


Quyền được bảo mật hình ảnh cá nhân trên truyền thông xã hội

Tôn Phi

Ở Mỹ, có một vụ án như sau: Một người đưa hình ảnh của người khác lên Facebook. Hôm sau, người trong ảnh bị một hung thủ giấu mặt giết chết. Gia đình của người xấu số đã kiện tập đoàn Facebook ra tòa. Công ty Facebook, nhiều tiền và thuê được luật sư giỏi, đã thắng kiện. Gia đình nạn nhân không đòi được gì. Từ đấy về sau các bà mẹ dặn nhau rằng, không nên và hạn chế đưa hình ảnh của con mình lên mạng xã hội, phòng khi gặp tai họa về sau.

Qua vụ việc này, Facebook đã mạnh tay hơn trong việc siết chặt bảo mật các hình ảnh của cá nhân, của khách hàng. Ở Mỹ, có những điều luật ra đời hôm nay, 30 năm sau mới có người vi phạm, mà còn xảy ra những vụ việc như thế này. Ở Việt Nam, luật pháp chạy theo sự kiện. Số lượng điều luật, vì chạy theo sự kiện, thì mỗi ngày một nhiều mà chẳng bao quát hết các sự kiện, nhất là quyền bảo mật hình ảnh cá nhân trên truyền thông xã hội.

Trong các thế kỷ trước, không chỉ hình ảnh mà tên của cá nhân cũng được bảo mật một cách kỹ lưỡng. Trong các tác phẩm sân khấu, tên nhân vật được thay đổi. Các nghệ sĩ sân khấu diễn vở kịch “Trong khi chờ Godot” không hiểu được nội dung của vở kịch, có diễn viên đã từ chối diễn vở này, vì anh không làm được các hành động mà kịch tác gia yêu cầu.

Kinh đô của Internet là nước Mỹ. Những chuyên gia thế hệ đầu tiên làm nên Internet cho tới nay vẫn còn sống. Luật pháp về Internet rất mạnh nhưng đó là luật riêng của nước Mỹ. Liên Hiệp Quốc chưa thúc ép được các nước thành viên còn lại tôn trọng quyền bảo mật hình ảnh của cá nhân. “Vùng trũng” của luật pháp là nhiều quốc gia xứ châu Phi hay một số ít các nước Á châu dường như chưa hề xử phạt ai về xâm phạm hình ảnh cá nhân của người khác trên tivi, huống chi trên truyền thông xã hội thì mạnh ai nấy sống. Ví dụ, vấn đề xin phép để đưa hình ảnh của người khác đến năm 2020 mới được đề cập nhưng rồi đâu lại vào đấy và người ta lại sử dụng hình ảnh của nhau khi chưa xin phép. Các hình ảnh thường không có dẫn nguồn đề chú thích ngay trong ảnh cho nên cũng không biết tác giả và nhân vật là ai để mà xin phép. Bộ Thông tin và Truyền thông lại không trả lời được một cách rõ ràng rằng người dân dùng hình ảnh của nhau thì không được, còn một cơ quan truyền thông nhà nước dùng hình ảnh của dân thì có được hay không? Khi nào thì được đưa hình ảnh của người khác lên mạng xã hội thì được. Vì vậy, lắm vụ gây ra nhiều hận thù.

Ví dụ, vào tháng Năm năm nay xảy ra vụ tranh chấp giữa đài truyền hình quốc gia Việt Nam là VTV với Công ty SB Capital bên Hoa Kỳ. VTV đưa hình ảnh của SB Capital với mục đích tố rằng công ty này lừa đảo. Vị tổng giám đốc của công ty này, ở Mỹ, đệ đơn kiện VTV. VTV, vốn quen kết tội người khác trên nhiều chương trình của mình trước khi có phiên tòa, lâu nay không sao cả vì nạn nhân thường là người trong nước, thấp cổ bé họng, một khi gặp người nước ngoài thì họ gặp ngay vấn đề pháp lý.

Các doanh nghiệp tư nhân thường tôn trọng tác quyền và quyền riêng tư hơn doanh nghiệp và cơ sở nhà nước. Apple bảo mật tài khoản của khách hàng rất kỹ để tránh lọt các video hoặc hình ảnh ra ngoài. Apple tôn trọng quyền bản quyền nghiêm ngặt, bảo mật rất kỹ không chỉ nội dung tài liệu trong máy tính, điện thoại smartphone của người dùng, mà cả hình ảnh trong Apple Photos cũng được lưu trữ đặc biệt và có khóa nhiều lớp để tin tặc không thể lấy được của người dùng.

Đối mặt với những vụ án về bảo mật hình ảnh cá nhân lên truyền thông xã hội rất khó khăn. Luật pháp (quốc tế) trừng phạt cả người ăn trộm lẫn người mua đồ ăn trộm. Nhiều đứa trẻ thơ vô tội thấy cha mẹ mình bỗng dung lên truyền hình khi phiên tòa chưa xét xử. Việc đột ngột đăng hình chưa xin phép có thể khuyến khích trả thù vặt trong xã hội. Nói chung ai lên đến đỉnh cao trong nghề gì thì cũng thường là nhà tư tưởng, và sau đó là nhà báo quan trọng trong nghề đó, chẳng hạn một luật sư giỏi cũng sẽ là nhà tư tưởng luật pháp giỏi. Người lãnh đạo truyền thông giỏi phải rất kỹ càng trong lúc cân nhắc sử dụng hay không sử dụng một hình ảnh làm đại diện cho bài.

Báo chí là nghề khó. Thời đại 4.0, nếu định nghĩa viết một câu rồi đặt ở chế độ công khai toàn thế giới thì tức bạn đã tham gia vào truyền thông và theo cách hiểu nào đó đều đã là báo chí. Truyền thông xã hội ở Việt Nam còn non trẻ. Internet vào Việt Nam 1997, đến 2020 là đã 23 năm. Văn hóa, thói quen, luật pháp, hình ảnh... chưa bảo mật danh tính cho người dùng.

Khi nào được đưa hình ảnh của người khác lên truyền thông quốc gia hay mạng xã hội? Logic là không ai bị kết tội khi tòa chưa xử, trừ khi là trường hợp khẩn cấp, ví dụ như chiến tranh. Còn trong ngày rộng tháng dài, muốn đưa hình ảnh ai đó lên mạng xã hội đều phải xin phép.

Tôn Phi

24/09/2020