HUMAN RIGHTS RELIEF FOUNDATION

FORUM - DIỄN ĐÀN

Right to Equality Before The Law

Huynh Ngoc Tuan

On the occasion of the Dong Tam case I would like to discuss a legal aspect: the right of equality before the law.

The right of equality before the law is an advancement of civilized humanity, it puts an end to the period when the ruling class has the privilege of standing above the law, considering the law as an instrument to serve the class.

But the communist regime sees the law as "the will of the ruling class," meaning that the ruling class has the right to impose its will on the ruled class, so the communist party in the name of self-proclaiming "the vanguard of the proletariat," is the force that leads the society and the state, which implicitly has more privileges than other classes in society.

Today this unwritten law is still valid in Vietnam when the Communist Party of Vietnam (CPV)’s members who commit offenses enjoy the rules and favors that an ordinary person cannot enjoy, such as a lighter sentence when having 30 years-40 years of the party’s membership, martyrs' families or meritorious to the revolution get reduced sentences quickly and more than others if they have been sentenced.

Not only do communist members themselves enjoy special privileges, but their relatives also enjoy the reason of having "good personalities."

Money and power also skew the balance of justice, if a person is a communist, holds an important position, such as a member of the party's Central Committee, or a member of the Politburo, once not being disciplined by the party, the law could not touch him/her.

Corruption cases that cost the national budget hundreds of thousands of billions of Vietnamese dong, or tens of billions of US dollars, such as Vinashin, Vinaline and thousands of other cases, only their executive officers go to court but not their supervisors.

If they have to go to prison to avoid public anger, these former party members-officials still have a "kingly" life, with someone serving for them while other prisoners have to do hard labor.

This breaks the principle that everyone is equal before the law as stated in Article 7 of the Universal Declaration of Human Rights:

“All are equal before the law and are entitled without any discrimination to equal protection of the law. All are entitled to equal protection against any discrimination in violation of this Declaration and against any incitement to such discrimination.”

According to the United Nations, this principle is very important for the minority and the poor, while in Vietnam it would protect the rule of the law so that no high-ranking party member can enjoy the status of "inviolable right” and ordinary people would not be second-class citizens.

On the principle of presumption of innocence

In Vietnam, after the communist party took power to control the entire country, they imposed a law that deprived the people of an important right to presumption of innocence, all those arrested by the police have to wear a prison suit when going to court which means presumably found guilty before a court decision.

Recently, human rights and democracy activists have been arrested for charges such as “propaganda against the state,” “undermining the unity policy” or “abusing democratic freedoms,” etc. when going to court, although not required to wear a prison shirt as before but the sentences were decided in advance, they are called "pocket sentences," and the trial took place just a form of legalization of what the Communist Party directs and silences objections of the domestic public and the international community.

The communist regime in Vietnam does not accept the principle of presumption of innocence in the law, and once has been arrested by the police, the person must be guilty. Therefore, there are many wrongful cases, the victims of legal miscarriage have to stay in prison for 10 years or more.

The communist regime never admitted to its mistakes, so if the arrested person is innocent, he will be persecuted, tortured, and punished for coercive confessions.

There is another case that the innocent person is in prison, or is executed instead of descendants of state leaders. Ho Duy Hai case is a shady case condemned by the public, but he is still in prison.

Innocent assumption, or presumption of innocence, is one of the basic principles that is widely applied in modern legal science. The core content of the principle is that all suspects are innocent until proven guilty.

This principle applies in criminal courts. The allegations presented by the prosecutor or the procuracy must be capable of convincing the trial panel of the truthfulness of the allegation. Defendants have no obligation to prove their innocence. Finding convincing evidence rests with the prosecution.

The principle of "innocent assumption" expresses the humanity of the law, it is a kind of compassionate wisdom that helps those who hold the balance of justice to avoid mistakes due to bias or subjectivity, possibly many the jurists have different views, but in the criminal proceedings, the principle of innocent assumption reflects three basic contents:

The suspect, the accused or the defendant (the accused) shall be considered not guilty until the legally effective judgment of the court condemns that person;

The obligation to prove that a person is guilty belongs to the party responsible for making charges. Suspects and defendants have the right to prove their innocence but are under no obligation to prove their innocence;

When there are doubts about the law and new evidence, these suspicions must be understood and explained in the favor of the suspect and the accused and the defendants.

These are the principles of modern legal science, which do not exist and are not respected in Vietnam.

In Vietnam, when a person is arrested, the Procuracy and the police will work together to try to prove that the person is guilty, otherwise would the police and procuracy make mistakes?

Everyone could be wrong with a communist regime, but they don't.

So Vietnamese citizens do not benefit from the principle of innocence presumption.

The fight for Vietnamese citizens to enjoy the principles of innocence presumption, equality before the law, fair, transparent and humanitarian adjudication is an arduous, but if Vietnamese citizens who do not understand the values of modern legal science and their rights protected by international conventions, they are very disadvantaged, they will forever be victims of a legal system which serve for the ruling communists.

The right of equality before the law is not only the category of the law but also the category of human rights and democracy, without democracy and respect for human rights, the law is merely an instrument to punish. Vietnamese people who want to enjoy equality before the law cannot rely on the benevolence of the communist government but must fight for it. The right to equality before the law is only available to citizens of a free country.

24/09/2020

Quyền bình đẳng trước pháp luật

Huỳnh Ngọc Tuấn

Nhân vụ án Đồng Tâm xin bàn về một khía cạnh luật pháp

Quyền bình đẳng trước pháp luật là một tiến bộ của nhân loại văn minh, nó đặt dấu chấm hết cho thời kỳ mà giai cấp thống trị có đặc quyền đứng trên luật pháp, coi pháp luật là công cụ để phục vụ giai cấp.

Nhưng chế độ cộng sản coi luật pháp là “ý chí của giai cấp thống trị”, có nghĩa là giai cấp thống trị có quyền áp đặt ý chí của mình lên giai cấp bị trị, cho nên đảng cộng sản với danh nghĩa tự xưng là “đội ngũ tiền phong của giai cấp vô sản,” là lực lượng lãnh đạo xã hội và nhà nước, mặc nhiên có đặc quyền và đặc lợi hơn các giai cấp khác trong xã hội.

Ngày hôm nay điều luật bất thành văn này vẫn có giá trị ở Việt nam khi những đảng viên cộng sản phạm tội được hưởng những quy chế và ưu ái mà một người bình thường không được hưởng, như được hưởng án nhẹ khi có danh hiệu 30-40 năm tuổi đảng, gia đình liệt sĩ hoặc có công với cách mạng được giảm án nhanh và nhiều hơn những người khác nếu thọ án .v..v..

Không những bản thân đảng viên cộng sản được hưởng đặc quyền mà thân nhân của họ cũng được hưởng với lý do là có “nhân thân tốt.”

Tiền bạc và quyền lực cũng làm lệch cán cân công lý, một người phạm tội nếu đang là đảng viên cộng sản, nắm giữ chức vụ quan trọng, như ủy viên trung ương đảng, hay ủy viên bộ chính trị thì một khi chưa có quyết định kỷ luật của đảng thì pháp luật cũng đành bó tay không làm gì được.

Những vụ tham nhũng làm thất thoát ngân sách quốc gia lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng tức hàng chục tỷ Mỹ kim như vụ Vinashin, Vinaline và hàng ngàn vụ khác cũng chỉ có những cán bộ thừa hành bị ra tòa, còn những người lãnh đạo không một ai bị pháp luật chế tài.

Nếu phải vào tù để xoa dịu dư luận bất bình thì những cựu đảng viên- quan chức này vẫn có cuộc sống “đế vương,” có người phục vụ, không như những người tù khác phải lao động khổ sai.

Điều này đã phá vỡ nguyên tắc mọi người được bình đẳng trước pháp luật như điều 7 bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã nêu :

“Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.”

Theo Liên Hiệp Quốc thì nguyên lý này rất quan trọng cho những người thiểu số và người nghèo, còn ở Việt nam nguyên lý này bảo vệ sự thượng tôn luật pháp để không một đảng viên cao cấp nào được hưởng quy chế “bất khả xâm phạm” và người dân bình thường không phải là công dân hạng hai.

Về nguyên tắc suy đoán vô tội:

Tại Việt nam sau khi đảng cộng sản cướp chính quyền trên cả nước, họ áp đặt một thứ luật pháp mà thứ luật pháp đó tước đoạt của người dân một quyền quan trọng là quyền suy đoán vô tội, tất cả những người bị công an bắt, khi ra tòa đều phải mặc áo tù, nghĩa là mặc nhiên đã bị xem là có tội trước khi có phán quyết của tòa.

Gần đây những nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền bị bắt với những tội danh như tuyên truyền chống phá nhà nước, hay tội danh gây chia rẻ khối đại đoàn kết dân tộc, lợi dụng quyền tự do dân chủ..v..v, khi ra tòa tuy không bị bắt buộc phải mặt áo tù như trước đây nhưng bản án đã được quyết định trước, người ta gọi là “án bỏ túi,” phiên tòa diễn ra chỉ là hình thức để hợp thức hóa những gì đảng cộng sản chỉ đạo và để bịt miệng dư luận trong nước và quốc tế.

Chế độ cộng sản tại Việt nam không chấp nhận nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật pháp, đã bị công an bắt là phải có tội. Chính vì vậy mà có nhiều vụ án oan sai, nạn nhân phải ngồi tù đến 10 năm hoặc hơn nữa.

Chế độ cộng sản không bao giờ nhận mình có sai lầm, cho nên người bị bắt nếu vô tội thì sẽ bị bức cung, tra tấn, và nhục hình để phải ký giấy nhận tội.

Có trường hợp khác là người vô tội phải ở tù, hoặc bị tử hình thay cho con cháu các ông bà lãnh đạo, vụ án Hồ Duy Hải là một vụ án còn nhiều mờ ám bị dư luận lên án nhưng nạn nhân vẫn không được cứu xét.

Suy đoán vô tội hay giả định vô tội, là một trong những nguyên tắc cơ bản, được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại. Nội dung cốt lõi của nguyên tắc cho rằng mọi nghi can đều vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội.

Nguyên tắc này được áp dụng trong các phiên tòa hình sự. Các bằng chứng cáo buộc mà bên công tố hoặc viện kiểm sát đưa ra phải đủ khả năng thuyết phục hội đồng xét xử về tính chân thật của cáo buộc. Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội. Việc tìm bằng chứng đủ khả năng thuyết phục thuộc về bên công tố.

Nguyên tắc "suy đoán vô tội" thể hiện tính nhân bản của luật pháp, nó là một thứ minh triết của lòng nhân ái giúp những người nắm cán cân công lý tránh được sai lầm do thiên kiến hoặc chủ quan, có thể còn nhiều quan điểm khác nhau của các nhà luật học, song tựu trung lại có thể thấy trong tố tụng hình sự nguyên tắc suy đoán vô tội phản ánh ba nội dung căn bản đó là:

Người bị tình nghi, bị can, bị cáo (người bị buộc tội) được coi là không có tội cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án kết tội đối với người đó;

Nghĩa vụ chứng minh một người có tội thuộc về bên có trách nhiệm buộc tội. Người bị tình nghi, bị can, bị cáo có quyền chứng minh mình vô tội nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình;

Khi có những nghi ngờ về pháp luật và chứng cứ mới xuất hiện thì những nghi ngờ này phải được hiểu và giải thích theo hướng có lợi cho người bị tình nghi và bị can, bị cáo.

Đó là những nguyên tắc của khoa học pháp lý hiện đại, nó không tồn tại và không được tôn trọng ở Việt nam.

Ở Việt nam khi một người bị bắt giam thì Viện Kiểm sát và công an sẽ phối hợp để cố chứng minh cho bằng được là người đó có tội, nếu không chẳng lẽ công an và viện kiểm sát sai lầm?

Đối với chế độ cộng sản ai cũng có thể sai lầm nhưng họ thì không.

Cho nên công dân Việt nam không hưởng được lợi ích từ nguyên tắc suy đoán vô tội.

Cuộc đấu tranh để công dân Việt nam hưởng được nguyên tắc suy đoán vô tội, hưởng được sự bình đẳng trước pháp luật, được xét xử công bằng, minh bạch và nhân đạo là một nỗ lực khó khăn trường kỳ gian khổ, nhưng nếu công dân Việt nam không hiểu được những giá trị của nền khoa học pháp lý hiện đại và những quyền của họ được công ước quốc tế bảo vệ thì rất thiệt thòi, họ sẽ mãi mãi là nạn nhân của một nền pháp lý mang tính chuyên chế giai cấp..

Quyền bình đẳng trước pháp luật không chỉ là phạm trù của luật pháp mà nó còn là phạm trù của nhân quyền và dân chủ, không có dân chủ và sự tôn trọng nhân quyền thì luật pháp chỉ đơn thuần là công cụ để trừng phạt. Người dân Việt muốn hưởng được sự bình đẳng trước pháp luật không thể trông đợi vào lòng nhân từ của nhà cầm quyền mà phải đấu tranh để có nó. Quyền bình đẳng trước pháp luật chỉ dành cho công dân của một nước tự do..

Huỳnh Ngọc Tuấn

24/09/2020