HUMAN RIGHTS RELIEF FOUNDATION

Quyền được có đất canh tác của những người nông dân Khmer Krom

Tôn Phi

Tháng 4 năm 2020, Diễn đàn dân bản địa đăng bài: “Kiên Giang: Chính quyền đàn áp người Khmer Krom liên quan đến đất đai”.

Về chỗ đất này, thông tin ban đầu cho biết, người Khmer Krom được chế độ cũ cấp cho và canh tác ổn định từ quãng năm 1970. Năm 1975 xảy ra thay đổi chính phủ. Sau năm 2000, thấy thu được lời ít từ đồng ruộng, không đủ trang trải, người nông dân nơi đây đã bỏ xứ lên thành phố, chỉ còn lại người già và trẻ em ở nhà.

Thấy đất ruộng bỏ hoang, giới cầm quyền địa phương thu hồi cho mục đích khác. Cần phải nói rằng, giới cầm quyền địa phương đã thu hồi đất (danh từ do họ sử dụng), trong khi chưa hề hỏi ý kiến của những người nông dân. Đây là một hành động bất thường, đơn phương. Lính cảnh sát cơ động đã đánh cho một (hay một số) người dân Khmer chảy máu, như trong hình họ gửi ra cho bạn bè trong nước biết và giúp đỡ.

Nông dân phải có đất canh tác. Nếu không có đất canh tác thì không thể còn được làm nông dân. Hơn thế nữa, mọi người đều bình đẳng, trong tất cả mọi ngành nghề. Vì vậy, lấy đất của người này giao cho người kia, mà chưa thông qua những cuộc hiệp thương khoáng đại, là đi ngược lại tinh thần bình đẳng đó.

Thường khi lấy đất của dân thì phải đền bù. Trong vụ án xảy ra tại Kiên Giang, không thấy đền bù tương xứng, vậy ở đây có thể xảy ra việc cướp chính sách của dân. Điều này cần được điều tra them cho rõ rang.

Ở Hàn Quốc, nếu cần có đất, thường sẽ do doanh nghiệp đến gặp dân và thương lượng giá cả để mua-bán đất, chứ không xảy ra tình trạng giới cầm quyền xua quân đàn áp dân để lấy đất rồi giao cho doanh nghiệp như ở Việt Nam. Tức là, ở Hàn Quốc, giới cầm quyền làm tay môi giới, để bàn tay của mình vô tội về huyết của người dân. Ở Việt Nam, giới cầm quyền chọn cách ngược lại, tự tay mình làm đổ huyết của người dân, như trường hợp tỉnh Kiên Giang kể trên. Tất nhiên, không phải địa phương nào cũng như vậy, nhưng quả là có một tỉ lệ không nhỏ đã tiến hành theo phương pháp này. Phương pháp thu hồi đất của Hàn Quốc khôn ngoan hơn, mặc dù cũng xảy ra vài tai nạn, như một vài ẩu đả, nhưng đó chỉ là thiểu số ở Hàn Quốc.

Đụng đến đất người nông dân thì con em họ phải lên thành phố sống vất vưởng, nhiều em lầm đường phải làm đĩ điếm hoặc trộm cướp… Người dân tộc gì cũng bị lấy hết thì cuộc sống của họ càng khó khăn hơn người Kinh, bởi họ thường không được học hành cao như người Kinh. Ngay cả việc phổ biến pháp luật quyền của công dân cho người Khmer Krom cũng chưa phát triển vì họ không quan tâm và bị phân tán.

Thời nay, không khó khăn gì một cú điện thoại để giới cầm quyền gọi điện hỏi nông dân trên thành phố xem họ có canh tác nữa không. Người Khmer Krom, ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Khmer (tiếng Miên) cũng biết nói tiếng Kinh (tiếng Việt phổ thông) và do đó hoàn toàn có thể dùng phương thức đối thoại, trước khi dùng bạo lực cưỡng chế.

Người Khmer Krom khá là cô đơn trong xã hội hiện tại. Xã hội đang bước vào giai đoạn chọn lọc, nơi những cá thể yếu không cạnh tranh được sẽ bị đào thải. Họ không biết phải nương tựa vào đâu mỗi khi gặp sự cố. Người Khmer Krom ngại tiếp xúc với người Kinh (?!) do mặc cảm tự ti, phải chăng vì thế mà bà con Khmer Krom hiếm khi liên lạc với nhà báo, luật sư người Kinh luôn sẵn sàng giúp đỡ họ, không kể tôn giáo hay sắc tộc. Đến đây, người ta nhớ lại câu chuyện bó đũa. Khi một chiếc đũa lẻ loi thì dễ bị bẻ gãy, còn khi gom lại thành bó và cột lại thì khỏe mấy cũng không thể bẻ gãy được.

Xảy ra vụ việc về quyền được có đất canh tác của những người nông dân Khmer Krom, càng cho thấy tự do dòng chảy thông tin quan trọng như thế nào. Trong những ngày tới, mỗi gia đình, dù là Kinh hay thiểu số, cũng cần có bác sĩ, luật sư và nhà báo thân thiết với mình, để đề phòng bất trắc xảy ra. Thường, yếu tố luật pháp chiếm 40%, yếu tố truyền thống chiếm 60% quyết định bà con có đòi lại được quyền lợi chính đáng của mình hay không. Việc còn lại là chọn đúng luật sư, chọn đúng nhà báo tin tưởng được để cùng làm việc. Quyền giám sát độc lập, minh bạch khoảng 10 năm trở lại đây đang phát triển như vũ bão. Cộng đồng mạng tham dự ngày càng nhiều hơn vào việc bảo vệ lẫn nhau, người ở Vinh ngay lập tức biết việc xảy ra ở Kiên Giang và comment lên tiếng bảo vệ người yếu thế, và thái độ ứng xử đối với người ở Kiên Giang lập tức phải thay đổi. Mỗi một đồng bào đều có thể đóng vai trò các nhà báo , phóng tự do có nhiều bài viết sắc bén và ngôn luận mạch lạc, chống tham nhũng để bảo vệ người dân tộc thiểu số. Những điều này góp phần thúc đẩy thượng tôn Hiến pháp, tiến tới quyền công dân được bảo đảm.

Các diễn đàn về nhân quyền nên chú trọng công đoạn nạp ngôn. Khi tiếng nói của người dân được phổ biến rộng khắp, thì báo chí bất lương không thể nào lừa dối thêm được. Nếu có, chúng cũng phải thay đổi phương pháp lừa dối. Ở đây, tự do báo chí chỉ nên đòi quyền dược có đất canh tác cho nông dân Khmer Krom, tức là đòi lại công lý cho họ trong mỗi trường hợp cụ thể.

Công lý không phải từ luật pháp, người làm luật, người thi hành luật, người xử kẻ vi phạm luật. . .

Công lý cũng không phải là phần thưởng cho những ai thắng cuộc

Công lý cũng không phải là hình phạt những người thua cuộc

Công lý là. . .nơi lương tâm công thẳng hiện hữu, là những gì trái tim hằng khắc khoải, quan tâm đến. . .

Tôn Phi

28/06/2020

Right to Arable Land of Khmer Krom Farmers

Ton Phi

In April 2020, the Indigenous Forum posted: "Kien Giang: The government suppresses the Khmer Krom in connection to land dispute.”

Regarding this land, the initial information said that the Khmer Krom were given by the old regime and they carried out stable farming from early 1970s. In 1975, there was a change of the governing [as the communist took over the Vietnam Republic to unify the country]. After 2000, finding little profit from the field, not enough to cover production expenditures, the local farmers have left their home and agricultural field to go to the city, leaving only the elderly and children at home.

Seeing the abandoned land, the local authorities revoked it for other purposes. It must be said that the local authorities have confiscated the land (the terminology they use) without consulting the farmers. This is an unusual and unilateral action. As the farmer objected, the local authorities deployed riot police to the field to beat the farmers. At least one Khmer was assaulted to bleeding, as shown in the picture, which they sent to their friends in the country to know and help.

Farmers must have arable land. Without arable land, they are no longer considered farmers. Moreover, everyone is equal, and in all professions. Therefore, taking the land from one person to give to another without going through generous negotiations is against that spirit of equality.

Often when taking land from the people, they have to compensate for the land owners. In the case of Kien Giang province, there was no adequate compensation, so here it could be called a policy of robbing people. This needs to be further investigated.

In Korea, if the local authorities or enterprises need a land parcel for their purpose, they have to to meet with land owners to negotiate prices to buy rather than the situation in which the authorities suppress people to take land and hand it over to businesses like in Vietnam. That is, in Korea, the ruling authorities act as brokers, leaving their hands clean from the blood of the people. In Vietnam, the ruling authorities chose the opposite way, spilling the blood of land owners, as in the case of Kien Giang province. Of course, not all localities are like that, but it is true that a significant proportion have carried out this method. Korea's land acquisition method is wiser, although there have been some accidents, like some fights, but it is a few in Korea.

Touching the farmers' land, their children have to go to the city to live, and many of them have to work as prostitutes or thieves ... The suffering people include local ethnic minorities, making their lives harder than those of the Kinh people, because they are often not as well educated as Kinh people. Even the dissemination of citizens' laws to the Khmer Krom people has not developed because they are indifferent and dispersed.


Today, it is not difficult for a phone call to authorities to call farmers in the city to see if they are farming anymore. The Khmer Krom, in addition to their native language the Khmer (Cambodian), they also speak the Vietnamese so it is possible to use conversational methods before using coercive violence.


The Khmer Krom people are quite lonely in the current society. The society is entering a selective phase where weak and uncompetitive individuals would be eliminated. They don't know on which to rely when they have a problem. The Khmer Krom are afraid to contact the Kinh people (?!) due to inferiority feeling, so that the Khmer Krom people rarely contact journalists and Kinh lawyers who are always ready to help them regardless of religion spear or ethnicity. To this moment, people recall the story of chopsticks. A single chopstick is easy to break, but when they were into bundles and tied, they became as strong and cannot be broken.

The incident on Khmer Krom farmers' right to arable land, further illustrates how important the flow of information is. In the coming days, every family, whether Kinh or minority, needs a doctor, a lawyer and a journalist close to them, in case something goes wrong. Often, the legal factor accounts for 40%, the traditional factor accounts for 60% of the decisions whether people can reclaim their legitimate rights or not. The other is to choose the right lawyer, choose the right journalist who can be trusted to work together. The right of independent and transparent supervision over the past 10 years has been developing like a storm. The online community is becoming more and more involved in protecting each other, people in Vinh immediately know what happened in Kien Giang and comment on protecting the weak, and the attitude towards people in Kien Giang must immediately change. Each of the compatriots can play the role of a journalist, a freelance journalist with many sharp articles and coherent speech and anti-corruption to protect ethnic minorities. These things contribute to the promotion of the Constitution, leading to guaranteeing civil rights.

Human rights forums should focus on the translation process. When the voice of the people is widespread, the dishonest press cannot deceive more. If they still work, they must also change the method of deception. Here, freedom of the press should only claim the right to arable land for Khmer Krom farmers, ie to claim justice for them in each specific case.

Justice does not come from the law, the people who make the law, the people who enforce the law, the people who handle the violators…

Justice is not a reward for those who win

Justice is also not the punishment of losers

Justice is. . .where the righteous conscience exists, is what the heart is always anxious and concerned about.

Ton Phi

28/06/2020