HUMAN RIGHTS RELIEF FOUNDATION

FORUM - DIỄN ĐÀN

QUYỀN LỰC CỦA CÁC SỨ QUÂN Ở VIỆT NAM

Huỳnh Ngọc Tuấn

Cụm từ “tư duy nhiệm kỳ” được phổ biến trên hệ thống tuyên truyền của đảng cộng sản và được nhà cầm quyền dùng để nói về một thực trạng các nhóm lợi ích đua nhau xà xẻo tiền thuế của người dân và khai thác triệt để, bán tống bán tháo tài nguyên quốc gia.

Đi khắp đất nước nhỏ bé này chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động đó là khắp nơi, các công ty lớn- nhỏ của các đại gia tư bản đỏ đang lùng sục tài nguyên để khai thác.

Từ rừng núi đến bờ biển, sông ngòi đâu đâu cũng thấy các công ty này hoạt động ngày đêm với đội ngũ những người khai thác vừa là công nhân vừa là xã hội đen để sẵn sàng đánh đập khủng bố người dân nếu ai đó dám chống lại. Chúng ta đã từng chứng kiến những vụ đụng độ đẩm máu xảy ra giữa người dân địa phương và các nhóm xã hội đen này.

Hiện nay rừng núi thì ngổn ngang bừa bộn những hố hầm dang dỡ, hậu quả của việc đào bới để tìm vàng hay những khoáng sản quý hiếm. Bờ biển thì nham nhở những khu đất bị cày xới và bị nhiễm độc bởi nạn khai thác quặng titan tràn lan. Những dòng sông bị chuyển dòng chảy vì nạn khai thác cát quá mức và không hợp lý dẫn đến tình trạng bị sụt lở nghiêm trọng. Người ta chứng kiến những xóm làng trù phú bị xóa sổ trên hai bờ dòng Tiền Giang, Hậu giang ở miền Tây nam bộ.

Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng đua nhau khai thác tài nguyên một cách điên cuồng như vậy. Câu trả lời là do “tư duy nhiệm kỳ”…

Các ông quan lớn cầm đầu ở các địa phương, các bộ ngành muốn bằng mọi giá, mọi cách để khai thác triệt để tài nguyên trong địa phương mình hoặc do bộ ngành mình quản lý để chia cho nhau trước khi người khác lên thay.

Với nguồn tiền thu được từ việc khai thác tài nguyên các ông quan này lót đường để thăng tiến nhanh hơn, cao hơn hoặc có thể an ổn tại vị, hoặc có thể “hạ cánh an toàn”.

Còn một lý do chính trị nữa đó là các ông quan lớn Việt nam muốn đặt chân lên đỉnh cao quyền lực thì phải cần sự hậu thuẫn của thiên triều, cho nên họ đua nhau lấy lòng các nhà lãnh đạo Trung quốc thông qua các tập đoàn kinh tế.

Nắm được yếu tố tâm lý và thực trạng này nên các nhà nhập khẩu Trung quốc ép giá tối đa có thể. Người Trung quốc họ biết rằng các ông quan lớn ở Việt nam thà khai thác tối đa để bán rẻ hơn là để lại cho thế hệ cầm quyền tiếp theo hưởng giá cao.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam sang Trung Quốc đang rẻ hơn rất nhiều so với giá trị xuất khẩu quặng sang các thị trường khác.

Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2020, lượng quặng và các loại khoáng sản xuất khẩu đạt 1,5 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt hơn 65,5 triệu USD. Bình quân, giá quặng xuất khẩu đạt 988.000 đồng/tấn. Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc, lượng quặng và khoáng sản Việt Nam xuất sang chiếm 80% tổng lượng xuất khẩu, đạt gần 1,2 triệu tấn, kim ngạch hơn 29 triệu USD. Tuy nhiên, giá xuất khẩu trung bình chỉ đạt 560.000 đồng/tấn. Thậm chí, giá bán quặng và khoáng sản cho thị trường Hàn Quốc còn cao gấp 10 lần so với giá bán cho Trung Quốc (5,8 triệu đồng/tấn).

Bình luận về những con số này, GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường cho biết thực trạng bán rẻ quặng và khoáng sản của Việt Nam cho Trung Quốc không hề mới mà đã diễn ra nhiều năm nay. Nó gây ra sự bất bình và cả nỗi buồn cho các nhà khoa học, các nhà kinh tế.

Theo vị chuyên gia, quan hệ kinh tế giữa các quốc gia là sòng phẳng, do đó, Việt Nam không nên và không cần bán rẻ tài nguyên cho bất kỳ quốc gia nào. “Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi: Tại sao Việt Nam lại bán rẻ quặng và khoáng sản cho Trung Quốc? Đánh đổi như thế để được cái gì? Nếu một số loại quặng quý hiếm như đất hiếm và các loại quặng khác có giá trị cao mà bán như thế thì rất nguy hiểm. Việc này cơ quan quản lý Nhà nước và cả TKV phải giải thích cho rõ”.

“Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được, được bao nhiêu cứ bán hết thì còn gì cho con cháu đời sau? Phải bảo tồn, gìn giữ tài nguyên, giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc bán tài nguyên thô, nếu sử dụng thì phải sử dụng hữu ích. Bán tài nguyên thô đã nguy hiểm, bán rẻ lại càng tai hại hơn. Khoáng sản là tài sản của nhân dân, bán rẻ thì chỉ có dân thiệt, còn doanh nghiệp chỉ cần tiền trao cháo múc, tiền tươi thóc thật cầm về, tiêu cực cũng nảy sinh từ đây”.

Vị chuyên gia không tin rằng vì khoảng cách địa lý Việt Nam gần Trung Quốc, giá vận chuyển rẻ khiến giá bán quặng và khoáng sản cho Trung Quốc rẻ hơn mức trung bình. Bởi theo ông, đối với những quặng quý, hiếm như đất hiếm, titan, crôm… thì khoảng cách địa lý xa gần không phải là vấn đề.

Đáng lưu ý, GS Bá cảnh báo về tham vọng độc quyền khoáng sản quý của Trung Quốc nhằm kiểm soát thị trường thế giới. Cách làm của họ là thâu tóm các mỏ trên thế giới, sử dụng nguồn cung độc quyền như một công cụ điều khiển giá cả, đồng thời ép buộc các công ty lớn phải đầu tư tại Trung Quốc để đổi lấy nguồn nguyên liệu quý giá này.

Từ những mối nguy trên, GS.TSKH Lê Huy Bá nhấn mạnh, đã đến lúc Việt Nam không thể cứ đào, xúc, hút mãi tài nguyên rồi đem bán. Việt Nam vẫn đang là một thị trường cung cấp khoáng sản thô quan trọng của Trung Quốc, Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng lợi thế này để có chính sách ép giá ngược lại với Trung Quốc, theo đó, trả rẻ thì không bán nữa. “Quan trọng là phải đứng trên quan điểm độc lập, bảo tồn tài sản của dân tộc, trên cơ sở quan hệ kinh tế sòng phẳng với tất cả các quốc gia”.

Những khuyến cáo trên của các nhà khoa học có tâm với đất nước như “đàn gẩy tai trâu” vì hệ thống chính trị này hình thành và hoạt động không phải vì lợi ích quốc gia mà vì lợi ích phe nhóm. Đây là một hình thức cát cứ, và các “sứ quân” liên kết nhau để tạo thành một sức mạnh mà bộ Chính Trị Trung Ương đảng Cộng Sản cũng không làm gì được. Tập đoàn Điện lực Việt nam EVN và Tập đoàn Dầu khí Việt nam PVN là một điển hình. Trong lúc đại dịch corona Vũ Hán đang làm tê liệt xã hội vì lệnh cách ly, đời sống người dân khốn khó thì EVN muốn nâng giá điện và PVN muốn cấm nhập khẩu xăng dầu để độc quyền làm giá.


Tại sao các tập đoàn tư bản ở các nước Dân chủ như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Úc có tầm vóc lớn hơn EVN và PVN rất nhiều nhưng họ không thể làm mưa làm gió được? Vì những quốc gia đó có hệ thống chính trị dân chủ, đa đảng và pháp trị!

Chỉ khi nào Việt nam có nền Dân chủ pháp trị thì mới có thể chấm dứt việc các tập đoàn kinh tế tự tung tự tác, làm thất thoát tài nguyên quốc gia, hút máu người dân và làm khánh tận đất nước.

Huỳnh Ngọc Tuấn

20/04/2020


THE WARLORDS’ POWER IN VIETNAM

Huynh Ngoc Tuan

The terminology ‘term mentality’ is being widely seen on the propaganda machine of the Communist Party and used by regime to refer to interest groups competing with one another to exploit national resources and taxpayers to enrich themselves.


All over this small country, it is alarming to see that the wealthy ‘red capitalist’ families through their companies are seeking to exploit the nation’s natural resources.



From the forest to the ocean and rivers, these companies employ thugs as process workers, ready to intimidate or assault anyone who dares to object. There have been numerous instances of bloodied conflict between the local population and these hired thugs.


The forests are now full of half dug trenches made by companies looking for gold and valuable rare mineral resources. The coasts are heavily tilled and polluted by titanium exploration. Many rivers had their courses permanently diverted following excessive sand exploitation, leading to serious soil erosion and landslides. We have seen the annihilation of many prosperous villages along the rivers of Tien Giang and Hau Giang in the western part of southern Vietnam.


The question is why there is such a chaotic exploitation of natural resources? The answer is ‘term mentality’...


High-ranking local officials of various departments find every means to exploit natural resources at all costs in order to enrich themselves before their replacement.



With so much wealth from such exploitation, these officials could pave their ways to climb even higher or maintain their power and position, or enjoy a ‘soft landing’ in their retirement.

Another political reason is, for those Vietnamese high-ranking officials to reach higher power levels, they would have to win the hearts of their Chinese superiors through lucrative economic deals.


Fully aware of this scenario, Chinese importers take full advantage to squeeze to the maximum the export price of mineral resources. They know that the Vietnamese modern mandarins would rather exploit as much as possible and sell the products at a cheap price, than leave the resources for the next leadership to sell at a higher price.

According to the General Department of Customs’ statistics, the value of mineral ores exported to China is much lower than that of those exported to other markets.

For example, in the first 4 months of 2020, the volume of exported mineral ores reached 1.5 million tons at US$65.5 millions. On average, the price for the mineral exports is equivalent to 988,000 Vietnamese dong per ton. In which, the Chinese market alone took 80% of the total, roughly 1.2 million tons for US$29 million. But the average price is only 560,000 Vietnamese dong per ton. In comparison, the price received for the South Korean markets (5,8 million dong per ton) is 10 times compared to that of the Chinese market.



Professor Le Huy Ba the former Head of the Institute of Science, Industry and Management indicated that this ridiculous scenario has been going on for a long time, causing much angst among scientists and economists.


According to him, the trading relations between nations should be equal. There is no reason why Vietnam should be selling its natural resources cheaply to any country. “I often ask: why did Vietnam have to sell mineral and natural resources cheaply to China? What do we get in return? If valuable resources like rare earths and precious ores are sold cheaply, then that could amount to national security risk. Government authorities and officials must explain.



Natural resources cannot be renewed. Once sold they will forever be lost to future generations. Every government and official must seek to preserve and protect valuable natural resources. Selling raw natural resources is dangerous enough, but selling them cheap is even more catastrophic. They are assets of the people. Selling them under market price would cause enormous damage to the people. Businesses only care about themselves and their profits”.


The professor did not believe that the low prices of exports sold to China were due to close proximity and low transport cost, because for valuable minerals such as rare earths, titanium and cromite, transport cost should not be a relevant factor.


More importantly, Prof Ba warned of China’s ambition to control international markets through the monopoly of rare mineral resources. They have tried to own every mine in the world and use the monopoly as a tool to control prices and force big companies to invest in China in order to have access to these minerals.


For those reasons, the professor emphasised that Vietnam cannot continue to sell off its natural resources to China. Vietnam is still one of China’s most important sources of raw mineral ores, and can use this advantage to apply pressure back to China, demanding higher export prices, and refuses to sell if its demand is not met. He said: “It is important to have an independent standpoint, to preserve and protect national resources on the basis of equality in trading relationship with every country.”

But the warnings of this patriotic scholar are completely ignored because this political system is not based on protecting the national interest but the profits of interest groups. The ‘warlords’ have networked in a coalition and project tremendous power of such level that even the Politburo cannot touch them. Electricity Vietnam (EPN) and Petro Vietnam PVN) are classic examples. Whilst the people are facing tremendous financial challenges to survive and the whole society is paralysed following compulsory social distancing due to the coronavirus, EPN wanted to raise its electricity prices and the PVN wants to ban oil imports in order to use its monopoly to manipulate prices.

Why other large multinational corporations in democratic countries such as the US, England, France, Germany, Japan, Australia much bigger than EVN and PVN would never be able to do what they want? Because in those countries, there is a democratic pluralistic political system and the rule of law!

Only when Vietnam has such a democratic system with the rule of law then these monopolistic economic gangs could be prevented from pillaging the country’s natural resources to the detriment of Vietnam and its people.

Huynh Ngoc Tuan

20/04/2020