HUMAN RIGHTS RELIEF FOUNDATION

FORUM - DIỄN ĐÀN

Popular enlightenment and Democratization in Vietnam

Huynh Ngoc Tuan

People's knowledge is the foundation of a society, it determines the direction and the speed of development of that society. It also creates the identity and quality of people.

Any country that wants to develop rapidly, sustainably, and reach a high level cannot lack an educational policy with a vision to focus on quintessence.

A large investment in health-education is an option in this direction.

But just investing in education in the form of training professional skills is unlikely to create a true high-class society.

Although religious and moral values are intangible, they contribute greatly to the creation of a country's intellectual level and the quality of a society.

Once religions are used for political purposes or religious interference - manipulating the national politics, than moral values are corrupted, belief in spiritual values would collapse, and goodness and beauty are shaken. The society will become atheistic, emotionless, and good land for evil to flourish.

If the government is corrupted, cruel, autocratic, and dishonest, it will create a society of corruption, injustice, and dishonesty because of "Thượng bất chính hạ tắc loạn/When the above behave wrongly, the below will do the same."

If the scholars and the intellectuals in society are irresponsible to the country and close their eyes to the injustices and corruption in society or just bow to "follow" the tyrannical authority, society will lose faith and beliefs in conscience and righteousness.

The failure of fostering creative energies flourishes and educating the ability to perceive aesthetic, ideological, and moral values will create a mechanical, poor, and dull society.

Vietnam is now falling very quickly and very deeply into that abyss when religion is manipulated by the ruthless and corrupt regime, a self-serving intellectual class, and an under-masters education with the atheistic and pragmatic Marxist which has poisoned the entire society.

To fill the gap in education, the Vietnamese communist regime provides massively, negligent and unscrupulous training of Vietnamese youths, producing millions of doctors, masters, and unskilled and unscrupulous bachelors.

Most of these people do not have the capacity and passion to create, do not have the ability to feel and seek and demand hidden noble values in religious beliefs, moral values, and thought and aesthetic values, without the depth of thought, so they think superficially, they only have the capacity and the tendency to feel, seek and demand the "intermediate," even the low values.

How can a society be good enough to reach its heights?

That is why Vietnam is now with the highest number of people with the highest education degrees in Southeast Asia, but still in the list of poor and low-literacy countries.

High or low literacy does not mean and depends on the number of people with education degrees - more or less higher education in society (because academic skills and academic degrees are only professional skills) but it depends on the creative power, the ability to feel the noble values contained in thought, morality, and aesthetics, and depends on the depth of thought of that nation.

This is an explanation for the doubts as to why Vietnam has so many professors, doctors, masters, and bachelors but never had a scientific invention and Vietnamese have not received global awards like the Nobel Prize for example.

After more than 30 years of "Đổi mới/Innovation" with incentives for a "developing" country, the Vietnamese communists have not built a big brand like Samsung and Hyundai of South Korea even though Vietnam has better natural conditions than and its human "capital" not inferior to South Korea.

To maintain the country under a one-party regime for the long term, the Vietnamese communists have advocated for the education of demagogues and ignorance, and they have achieved that goal after more than 60 years in power.

But the consequences were too heavy for the nation which could not be settled overnight.

Never in its history has Vietnam been as depressed as it is today:

Politics: There are no ethical and talented leaders

Culture: There is no creation of high stature and high value in all fields of academics, literature, music, poetry, painting, and science.

About Religion: There are very few true spiritual leaders who are spiritual guides, their religious values are distorted and exploited for political purposes, leading to a serious crisis of religious belief and morality.

About Education: Only chasing achievements and lies, failure in training, and lack of outstanding people.

About Society: Society is corrupt, full with injustice, inequality, instability, and crimes.

The Vietnamese communists were reckless to "play a game" too risky, but they "know one but not two" because the fact in the world since ancient times proves that the countries have people intellectual and high ethics always stand at the top of human civilization, always have higher and more sustainable cultural-economic achievements, a more civilized society, more human and the people there tend to moderate direction in social disputes.

In contrast, countries with low intellectual and ethical levels have low and unsustainable economic growth, more social evils, and people tend to use violence in all social disputes. These countries are always at the bottom of human civilization, always the victims of history and being scorned.

So Khai Dân Trí (raising people’s knowledge) is a strategic task of those who fight for democracy because once the intellectual level of the people is raised, the people will have high spiritual needs which lead to the high demand for human rights and democracy. High literacy is the driving force for social change.

In short, a highly educated society is not only capable of overthrowing a dictatorship, but it is the foundation for building a civilized society.

5/10/2020

*Huynh Ngoc Tuan is a former political prisoner and a freelance writer


Khai dân trí và tiến trình dân chủ hoá Việt Nam

Huỳnh Ngọc Tuấn

Dân trí là nền tảng của một xã hội, nó quyết định chiều hướng và tốc độ phát triển của xã hội đó. Nó cũng tạo nên bản sắc và phẩm chất của một dân tộc.

Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển nhanh, bền vững và đạt đẳng cấp cao thì không thể thiếu vắng một chính sách giáo dục có viễn kiến chú trọng đến sự tinh túy.

Đầu tư lớn cho giáo dục-y tế là một chọn lựa theo chiều hướng này.

Nhưng chỉ đầu tư cho giáo dục theo kiểu đào tạo kỹ năng chuyên môn thì chưa chắc đã tạo nên được một xã hội có tầng dân trí cao đúng nghĩa.

Giá trị tôn giáo và đạo đức tuy vô hình nhưng lại đóng góp rất lớn vào việc kiến tạo nên trình độ dân trí của một đất nước, phẩm chất của một xã hội.

Một khi tôn giáo bị lợi dụng cho mục tiêu chính trị hoặc tôn giáo can thiệp- lũng đoạn nền chính trị quốc gia thì giá trị đạo đức bị băng hoại, niềm tin vào giá trị thiêng liêng sụp đổ, vào chân thiện mỹ bị lung lay, xã hội sẽ trở nên vô thần, vô cảm và là mảnh đất tốt cho cái ác nảy nở.

Nếu nhà cầm quyền tha hóa, tham nhũng, tàn ác, chuyên quyền, thối nát và bất lương sẽ tạo nên một xã hội tha hóa, bất công và bất lương vì “thượng bất chính, hạ tất loạn.”

Nếu kẻ sĩ, các bậc trí nhân trong xã hội vô trách nhiệm với đất nước, nhắm mắt trước những bất công và thối nát trong xã hội hoặc chỉ biết cúi đầu “ăn theo” nhà cầm quyền chuyên chế thì xã hội sẽ mất niềm tin vào lương tri và sự công chính.

Nếu việc khơi nguồn cho năng lực sáng tạo nẩy nở và giáo dục khả năng cảm nhận những giá trị thẩm mỹ, giá trị tư tưởng và đạo đức thất bại sẽ tạo nên một xã hội máy móc, nghèo nàn, ù lì, ngu ngơ.

Việt Nam hiện nay đang rơi rất nhanh và rất sâu vào vực thẳm đó khi tôn giáo bị lợi dụng, bị biến thái, nhà cầm quyền tàn độc và tha hóa, tầng lớp trí thức hèn hạ vụ lợi và một nền giáo dục theo chủ nghĩa Mác-Lê nin vô thần và thực dụng đã đầu độc toàn bộ xã hội .

Để bù lấp vào khoảng trống trong giáo dục, chế độ cộng sản Việt Nam cho đào tạo ồ ạt, cẩu thả và không phẩm chất những thế hệ thanh niên Việt nam, họ cho ra lò hàng triệu những tiến sĩ, thạc sĩ, và cử nhân thiếu kỹ năng và vô đạo đức.

Đa phần những con người này không có năng lực và sự say mê sáng tạo, không có năng lực cảm nhận và tìm kiếm và đòi hỏi những giá trị cao quý tiềm ẩn trong niềm tin tôn giáo, giá trị đạo đức, giá trị tư tưởng và thẩm mỹ, không có chiều sâu của tư duy nên suy nghĩ hời hợt, họ chỉ có năng lực và khuynh hướng cảm nhận, tìm kiếm và đòi hỏi những cái tầm thường “bậc trung,” thậm chí là những cái thấp hèn.

Một xã hội như vậy làm sao đủ tầm vóc để vươn tới những đỉnh cao?

Chính vì vậy mà Việt Nam hiện nay với số người có học hàm- học vị cao đứng nhất khu vực Đông Nam Á nhưng vẫn nằm trong danh sách các nước nghèo nàn lạc hậu và dân trí thấp.

Dân trí cao hay thấp không đồng nghĩa và phụ thuộc vào số lượng người có học vị – học hàm cao nhiều hay ít trong xã hội (vì học hàm- học vị chỉ là kiến năng mang tính chuyên môn) mà nó phụ thuộc vào năng lực sáng tạo, năng lực cảm nhận những giá trị cao quý hàm chứa trong tư tưởng, đạo đức và thẩm mỹ, phụ thuộc vào chiều sâu tư duy của dân tộc đó.

Đây là lời giải trình cho những hoài nghi thắc mắc là tại sao Việt Nam có nhiều giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, và cử nhân nhưng không hề có được một phát minh khoa học nào, không nhận được một giải thưởng cao quý nào trên thế giới như giải Nobel chẳng hạn..

Sau hơn 30 năm “mở cửa- đổi mới” với những ưu đãi dành cho một nước “đang phát triển” cộng sản Việt Nam không xây dựng được một thương hiệu lớn nào như Samsung, Hyundai của Hàn Quốc cho dù Việt Nam có điều kiện tự nhiên tốt hơn, và “vốn liếng” con người không thua kém Hàn Quốc!

Để độc tôn cai trị đất nước lâu dài, cộng sản Việt Nam chủ trương một nền giáo dục mỵ dân và ngu dân, và họ đã đạt được mục tiêu đó sau hơn 60 năm cầm quyền.

Nhưng hậu quả để lại quá nặng nề cho đất nước- dân tộc và không thể phục hồi trong một sớm một chiều.

Chưa bao giờ trong lịch sử đất nước, Việt Nam lại sa đọa như hôm nay:

Về Chính trị: Không có những nhà lãnh đạo tài năng xuất chúng và đạo đức

Về Văn hóa: Không có sáng tạo mang tầm vóc và giá trị cao trong mọi lãnh vực học thuật, văn chương, âm nhạc , thơ ca, hội họa và khoa học.

Về Tôn giáo: Có rất ít những bậc chân tu đạo hạnh làm người hướng đạo tinh thần, giá trị tôn giáo bị xuyên tạc, bị lợi dụng cho mục tiêu chính trị dẫn đến khủng hoảng niềm tin tôn giáo và đạo đức nghiêm trọng.

Về Giáo dục: Chỉ biết chạy theo thành tích và sự giả dối, không đào tạo được nhân tài và thiếu vắng những con người xuất chúng.

Về Xã hội: Xã hội tha hóa, đầy rẫy những bất công, bất bình đẳng, bất ổn và tội ác.

Cộng sản Việt Nam đã liều lĩnh khi “chơi một ván bài” quá phiêu lưu mạo hiểm, nhưng họ “biết một mà không biết hai” vì thực tế trên thế giới từ cổ chí kim đã chứng minh rằng những quốc gia có trình độ dân trí và đạo đức cao luôn đứng ở đỉnh cao trong nền văn minh nhân loại, luôn có những thành tựu văn hóa – kinh tế cao và bền vững hơn, xã hội văn minh hơn, nhân bản hơn và người dân ở đó có khuynh hướng ôn hòa trong những tranh chấp xã hội.

Ngược lại những quốc gia có trình độ dân trí và đạo đức thấp có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và không bền vững, có nhiều tệ nạn xã hội hơn và người dân có khuynh hướng sử dụng bạo lực trong mọi tranh chấp xã hội. Những quốc gia này luôn ở dưới đáy của nền văn minh nhân loại, luôn là nạn nhân của lịch sử và bị khinh miệt.

Cho nên Khai Dân Trí là nhiệm vụ chiến lược của những người đấu tranh cho dân chủ vì một khi trình độ dân trí được nâng cao thì người dân sẽ có nhu cầu tinh thần cao, một nhu cầu tinh thần cao sẽ dẫn đến sự đòi hỏi cao. Dân trí cao chính là động lực để thay đổi xã hội.

Tóm lại một xã hội có trình độ dân trí cao không những có khả năng lật đổ được chế độ độc tài mà nó là nền tảng để xây dựng xã hội văn minh nhân bản.

5/10/2020

*Huỳnh Ngọc Tuấn là cựu tù nhân chính trị và nhà báo tự do.