HUMAN RIGHTS RELIEF FOUNDATION

FORUM - DIỄN ĐÀN

NGƯỜI VIỆT CAM CHỊU LÀM NẠN NHÂN HƠN LÀ TRANH ĐẤU


Huỳnh Ngọc Tuấn

Đầu thập niên 90, lúc đó tôi 31 tuổi.

Tôi đã dấn thân một cách đơn độc vào con đường cổ xúy dân chủ và tự do vì tôi nghĩ rằng muốn có thay đổi phải đấu tranh, và tôi bị nhà cầm quyền bắt bỏ tù 10 năm với tội danh “tuyên truyền chống chế độ”.

Sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, tôi hy vọng sẽ có một hiệu ứng dây chuyền domino tại Việt Nam. Nhà cầm quyền cộng sản lúc đó cũng run rợ tìm kế đối phó bằng nhiều cách khác nhau; như tăng cường an ninh, xoa dịu lòng dân, hứa hẹn mở rộng tự do dân chủ, nhưng trong bí mật họ tìm chỗ dựa mới từ Trung cộng để vượt qua khủng hoảng.

Thời gian cứ trôi qua, rồi mọi việc chìm xuồng, xã hội Việt Nam vẫn bình chân như vại, hình như mọi người ai cũng chờ đợi một phép mầu.

Bây giờ tôi mới hiểu người dân chờ đợi phép mầu vì họ sợ hãi không dám dấn thân đấu tranh.

Bây giờ cũng vậy.

Sau gần 30 năm kể từ lúc tôi ở tù (1992), xã hội và con người Việt Nam cũng chưa thay đổi nhiều, vẫn sợ hãi và chờ đợi....

Xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện có thật:

Tôi đến thăm một người anh họ. Chúng tôi nói chuyện về cuộc sống người dân hiện nay khốn khổ. Khi ra đường chúng tôi thấy nhiều người già trên 70 tuổi vẫn hàng ngày lê lết qua các hè phố để mưu sinh. Họ bán vé số, bán kính đeo mắt, bán khoai lang nướng, hoặc làm những nghề khá lạ đời như “bấm hoa tai” cho thiếu nữ, hoặc ăn xin nếu quá yếu, quá già. Họ phải mưu sinh vì không nhận được trợ giúp gì của nhà cầm quyền. Cái gọi là hệ thống an sinh xã hội của chế độ chỉ trợ cấp cho những người già trên 80 tuổi mỗi tháng 270 ngàn đồng. Với số tiền này làm sao đủ sống khi một tô hủ tiếu bình dân cũng đã là 20 ngàn đồng?

Vấn đề đặt ra ở đây là những người còn lại, những người trên 70 tuổi, họ phải sống ra sao để chờ đợi ân điển từ nhà cầm quyền trong suốt 10 năm?

Câu chuyện dang dỡ với câu hỏi nhức nhối đặt ra thì tôi giật thót người vì tiếng loa phóng thanh vang lên ở ngoài kia. Người anh họ nhìn tôi lắc đầu và giải thích:

- Cứ tầm này, 5 giờ chiều là mấy cái loa phường réo lên đinh tai nhức óc, không ai chịu nổi. Người già, người bệnh không nghỉ ngơi gì được, trẻ con cũng không học bài được… chán quá!

Tôi phải nói như hét lên với anh:

- Sao anh và mọi người không kiện cái Ban thông tin văn hóa xã này?

Anh trả lời:

- Mình thân phận con tôm con tép làm sao kiện Nhà nước được. Họ có quyền lực, có công an, có nhà tù…

Tôi nói:

- Ở các nước dân chủ thì người dân có quyền kiện chính quyền, buộc chính quyền phải bồi thường nếu làm ảnh hưởng đến quyền lợi hoặc sức khỏe người dân. Việc loa phóng thanh của Ban văn hóa xã gây ra tiếng ồn quá lớn, vượt ngưỡng cho phép, làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh và sức khỏe người dân thì chúng ta có quyền kiện để họ phải thay đổi cách làm.

Ông anh họ chỉ lắc đầu:

- Con kiến kiện củ khoai thôi em ơi.

Tôi nói:

- Nếu anh và những hộ gia đình bị ảnh hưởng không kiện thì ít ra cũng phải viết kháng nghị hoặc kiến nghị để yêu cầu họ dỡ bỏ loa phóng thanh, hoặc ít nhất phải điều chỉnh âm thanh cho hợp lý, vừa đủ nghe, chứ dùng âm thanh để khủng bố người dân như thế này thì ai chịu nổi. Cách làm của chính quyền địa phương chứng tỏ họ coi thường người dân anh có thấy không?

Anh ông họ lại lắc đầu:

- Viết kiến nghị mà còn không dám, huống hồ gì nói đến kháng nghị?

Tôi nói:

- Tại sao anh không đứng ra viết kiến nghị rồi đến từng nhà xin chữ ký?

- Mình viết kiến nghị thì chẳng khác gì “cú kêu ma ăn”. Mình làm lợi cho mọi người, nhưng ai ủng hộ mình? Rồi chúng nó nói mình có ý chống lại nhà nước, chống lại chính quyền thì mình và gia đình sẽ lãnh đủ, bị trù dập, bị đe dọa, không chứng giấy tờ, công an mời làm việc để hạch hỏi ai đứng đàng sau vụ này… Họ nâng quan điểm… sống sao nổi chú?

Tôi nói:

- Vậy để em viết, rồi anh và mọi người ký tên được không?

- Thôi em ơi, không ai dám ký tên đâu. Rồi công an nó sẽ triệu tập làm việc, mệt lắm…

Nhưng để cho tôi hài lòng và minh chứng là anh đúng, anh đồng ý với tôi. Tôi viết kiến nghị ngay tại chỗ và cùng ông anh đi từng nhà xin chữ ký. Đến đâu ai cũng lắc đầu le lưỡi. Tôi thấy thất vọng não nề.

Đây không phải là chuyện cá biệt. Ở đâu trong cái đất nước này cũng vậy, hệ thống loa phường giăng mắc khắp hang cùng ngỏ hẻm, cứ đúng 5 giờ sáng và 5 giờ chiều là cả cái hệ thống đó tru tréo làm mất giấc ngủ của người dân, làm điên đầu mọi người vì nó lấn át không ai nói với ai được, phải gào lên mới nghe tiếng được tiếng mất.

Hình ảnh hệ thống loa phường lấn át tiếng nói người dân đúng cả nghĩa đen và nghĩa bong. Ở đất nước này người dân không có tiếng nói, hoặc bị lấn át không cho nói.

Nhưng tất cả cũng vì người dân Việt Nam đa phần nhu nhược, cam chịu làm nạn nhân chứ không dám đấu tranh để thay đổi. Nếu họ đoàn kết lại và đấu tranh thì chắc chắn nhà cầm quyền sẽ phải lùi bước. Ở một đất nước mà không ai chịu hy sinh vì xã hội, vì cộng đồng thì xã hội đó sẽ trở thành nạn nhân của chính mình.

Vậy khi nào Việt Nam có dân chủ?

Chúng ta, ai cũng nhức nhối trong lòng câu hỏi đó.

Nhưng khi nào tâm lý sợ hãi, chờ đợi, an phận và cam chịu làm nạn nhân chứ không dám đấu tranh còn ngự trị trong đầu họ, thì dân chủ tự do là mơ ước xã vời.

Câu nói: “Một cái đầu đầy nỗi sợ hãi sẽ không còn chỗ trống cho những ước mơ” rất đúng trong trường hợp người Việt chúng ta.

Huỳnh Ngọc Tuấn

12/07/2020

Vietnamese likely willing to suffer than fighting for their freedom

Huynh Ngoc Tuan

In the early 1990s, I was 31 years old.

I was alone in the path of promoting democracy and freedom because I thought that there would be a struggle to change. I was imprisoned for 10 years by the authorities on the allegation of "conducting anti-state propaganda”.

After the collapse of Eastern Europe’s communist bloc and the Soviet Union, I hope the domino effect will take place in Vietnam. At that time the communist authorities trembled to find ways to deal with the prospect of being collapsed in various ways; such as strengthening security, appeasing the people and promising to expand democratic freedom, but in secret, they seek new support from China to overcome the crisis.

Time went by, then everything went down, the Vietnamese society remained calm like everyone was waiting for a miracle.

Now I understand that people waited for miracles because they are afraid to fight.

Now also.

After nearly 30 years since I was imprisoned (1992), the Vietnamese society and the people have not changed much, still scared and waiting…

I want to share with you a true story:

I visited a cousin, we were talking about the miserable lives of people then. When we went out, we saw many elderly people over the age of 70 still dragging through the streets every day to make a living by selling lottery tickets, sunglasses, baked sweet potatoes, or doing quite strange jobs like "making earrings” for girls, or begging if they were too weak and old. They had to make a living because they do not receive any support from the state’s welfare because the so-called social security system of the regime only provides support for the elderly over 80 years old, VND270,000 per month, not enough to live when a cheap bowl of noodles costs VND20,000 each.

The question is, how do the remaining people, those over 70 years old, have to live to wait for grace from the authorities for 10 years?

The story unfolded with a burning question, I was startled by the sound of loudspeakers coming out. My cousin watched me shake my head and explained:

- Every day at this time of 5 pm the ward speakers shrieked with ears, no one could bear it, the elderly and the sick could not rest while children could not study. It is so boring.

I had to say like screaming to him:

- Why do you and other people not sue this commune’s cultural information board?

He answered:

- We are like ants, how to sue the authorities?! They have power, police, and prison, etc.

I said:

- In democratic countries, people have the right to sue the government and force the government to pay compensation if their acts affect people's rights or health. The loudspeaker of the commune cultural information board makes a too loud noise. If it goes beyond the permissible limits, affecting the tranquility and health of the people, we have the right to sue them to change their ways.

My cousin just shook his head:

- It will be like an ant sues an elephant, bro.

I said:

- If you and the affected households do not sue, at least write an appeal or a petition to ask them to remove the loudspeaker or at least adjust the sound properly, just enough to hear. They cannot use the sound to terrorize people like this! Do you think that the local government’s acts prove they despise the people?

The cousin shook his head again:

- They have no courage to write petitions so you cannot expect any appeal from people!

I said:

- Why don't you go ahead with writing petitions and go to every house for their signatures?

- Why I have to do for other people by writing petitions to demand benefit for them? Who will support me? They [the authorities] would consider me an individual having anti-state intention and so my family will suffer from their harassment. They would not verify our documents while the police would summon me for interrogation about who is behind the case. They would raise their doctrinal views considering me as an anti-regime individual, then we cannot survive.

I said:

- So let me write and you and everyone can sign it?

- Brother, nobody dares to sign it. Then the police will summon me for questioning. It would be trouble for me!

But in order to make me satisfied and prove that he is right, he agreed with me to make a petition. I wrote the petition on the spot and went with him to each house for their signatures. Everywhere everyone shook their heads. I was deeply disappointed.

This is not a local problem but everywhere in this country, the speaker system is hung around the cave and in the alley, at 5 am and 5 pm, the whole system shrinks and cause sleep losses of people, making everyone's head crazy because it overwhelms so no one can talk to anyone. They have to scream to make other hear their voices.

The image of the ward loudspeaker system overwhelms the voice of the people literally and figuratively: in this country people have no voice, or are overwhelmed to speak.

But this form of torture remains today because the Vietnamese people are mostly weak, doomed to be victims, do not dare to fight for change. If they unite and fight, the authorities will surely have to step back. In a country where nobody ready to sacrifice for the community, the people will become their own victims.

So when does Vietnam have democracy?

We all feel the pain in that question.

But when people have the psychology of fear, waiting for a miracle without working for it, don’t want to fight against wrongdoings of the local authorities, then liberty and democracy are just a dream!

The saying "A head full of fear will have no room for dreams" is true in the case of our Vietnamese.

Huynh Ngoc Tuan

12/07/2020