HUMAN RIGHTS RELIEF FOUNDATION

FORUM - DIỄN ĐÀN

Is Strategy of Civil Disobedience Effective in Communist Totalitarian Regime?

Nguyen Vu Binh

The strategy of civil disobedience is drawn from the real struggle realities of the countries with dictatorships and in particular from Professor Gene Sharp's famous book "From Dictatorship to Democracy." The book was written for the Burmese democracy movement in 1993. However, it is regarded as the handbook for democracy movements around the world and has been translated into at least 24 languages.

Some political organizations in Vietnam have also updated the book in Vietnamese and popularized it in the democracy movement as well as the online community. Not only that, there are parties that have applied the exercises presented in the book. Most specific is the implementation of the civil disobedience strategy in a number of areas in Vietnam. Admittedly, there was excitement and interest from the democracy movement towards these programs, thereby attracting the attention of the people, raising awareness for people of obvious rights, and the injustices that the people have suffered. However, perhaps those goals are not the ultimate goals that civil disobedience strategists aim for. The ultimate goal that strategists aim when implementing this program is to create a turning point in the situation and from there move towards institutional change in Vietnam.

But all civil disobedience programs and strategies, spontaneously conceived or planned, have not reached the most important goal of creating a turning point of the situation from which the democratic movement and people's struggles lead to regime change. Why is that?

The most important reason, the communist regime in Vietnam is not a personal dictator, a military dictatorship nor a monarchy dictatorship. It is a communist totalitarian regime, the most terrible machine in human history for controlling and suppressing people.

Of all the non-communist totalitarian regimes, no one has established control over people in all aspects and fields of life, spreading throughout the caves and alleys of the country throughout the life of the individual, from birth to death, all have the associations to monitor and control as the communist regimes do. The non-totalitarian dictatorships have failed to organize a giant apparatus that covers all aspects and fields, every space and time like communist totalitarian dictatorships. Therefore, there are many aspects and fields, a lot of space, and localities that do not have enough human resources to manage, monitor, and control. When those places are left open, or the management is wrong or lax, the democracy movement, the fighters will impact on by demonstrating tactics, strikes, and demolition, etc. in short, disobedience. And if the democracy movement focuses its forces on those localities and fields with all the resources and determination, it is likely to succeed, creating a turning point leading to a change of situation. The reason is that autocratic regimes are not totalitarian and do not have the manpower and material resources to cover all space and time. A strategy of civil disobedience being carried out with high concentration and determination can break the loopholes caused by under-resourced and overarching authoritarian regimes.

In contrast, with the totalitarian regime of communism and the totalitarian communist Vietnam in particular, there is not one aspect, no field and no single alleyway without systems such as propaganda, secret security, and party and government units involve. The communist totalitarian regime has no loopholes which are the result of the lack of manpower and material resources like all other dictatorships. That is why the strategy of civil disobedience cannot be as disruptive as countries without totalitarianism. This is the most important reason that leads to the failure of the civil disobedience strategy to achieve the stated ultimate goal.

But the preeminence of a communist totalitarian regime comes with its own disability. In order to maintain totalitarian systems, the communist regimes have to use enormous resources, while people without freedom will not have creativity, and therefore cannot create material wealth. The failure to creating material wealth (inefficiency) but using resources on a huge system will lead to exhausted resources. The communist regimes have the same weakness and will collapse due to its own weight.

Hanoi, September 27, 2020

*Mr. Nguyen Vu Binh is a former political prisoner and an independent journalist in Hanoi.

Chiến lược bất tuân dân sự có hiệu quả trong chế độ toàn trị cộng sản?

Nguyễn Vũ Bình

Chiến lược Bất tuân dân sự được đúc rút từ các thực tế đấu tranh của các nước có chế độ độc tài và đặc biệt từ cuốn sách nổi tiếng của giáo sư Gene Sharp “Từ độc tài tới dân chủ.” Cuốn sách được viết cho phong trào dân chủ Miến Điện vào năm 1993. Tuy nhiên, nó được coi như cẩm nang cho các phong trào dân chủ trên toàn thế giới, và đã được dịch ra ít nhất 24 ngôn ngữ.

Một số tổ chức đảng phái ở Việt Nam cũng đã cập nhật cuốn sách bằng tiếng Việt và phổ biến trong phong trào dân chủ cũng như cộng đồng mạng. Không những vậy, có những đảng phải đã áp dụng những bài bản được trình bày trong cuốn sách. Đặc biệt nhất là việc thực hiện chiến lược bất tuân dân sự trong một số lĩnh vực ở Việt Nam. Phải thừa nhận rằng, đã có sự sôi động, sự quan tâm của phong trào dân chủ tới những chương trình này, từ đó thu hút được sự quan tâm của người dân, nâng cao nhận thức cho người dân về những quyền lợi hiển nhiên, và những bất công phi lý mà người dân đang gánh chịu. Tuy nhiên, có lẽ những mục tiêu đó chưa phải là mục tiêu cuối cùng mà những người vạch chiến lược Bất tuân dân sự nhắm tới. Mục tiêu cuối cùng mà các nhà chiến lược nhắm tới khi thực hiện chương trình này là tạo ra bước ngoặt của tình hình, để từ đó tiến tới thay đổi thể chế ở Việt Nam.

Nhưng tất cả các chương trình, chiến lược bất tuân dân sự, hình thành tự phát hoặc có kế hoạch, bài bản đều không thực hiện được mục tiêu quan trọng nhất là tạo ra bước ngoặt của tình hình để từ đó phong trào dân chủ và người dân đấu tranh dẫn tới sự thay đổi chế độ. Tại sao lại như vậy?

Nguyên nhân quan trọng nhất, chế độ cộng sản ở Việt Nam không phải là độc tài cá nhân, độc tài quân sự hoặc độc tài quân chủ. Đó là chế độ độc tài toàn trị cộng sản, một bộ máy khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại về việc kiểm soát và thống trị con người.

Trong tất cả các chế độ độc tài không phải toàn trị cộng sản, không một chế độ nào thiết lập được sự kiểm soát con người trên mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống, trải khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước, trải dài suốt thời gian tồn tại của cá nhân, từ khi sinh ra cho tới khi chết đi, tất cả đều có hội đoàn theo dõi, kiểm soát. Các chế độ độc tài không phải toàn trị không tổ chức được bộ máy khổng lồ bao quát hết được mọi khía cạnh, lĩnh vực, mọi không gian thời gian như độc tài toàn trị cộng sản. Chính vì vậy, có nhiều khía cạnh, lĩnh vực, nhiều không gian, địa phương không đủ người để quản lý, theo dõi và kiểm soát. Khi những nơi đó bỏ ngỏ, hoặc việc quản lý có sai trái, lơi lỏng thì phong trào dân chủ, những người đấu tranh sẽ tác động vào bằng các chiến thuật biểu tình, bãi công, bãi thị… tóm lại là bất tuân dân sự. Và nếu phong trào dân chủ tập trung lực lượng vào những địa phương, lĩnh vực đó với tất cả nguồn lực và quyết tâm, nhiều khả năng sẽ thành công, tạo ra bước ngoặt dẫn tới sự thay đổi tình thế. Lý do là các chế độ độc tài không phải toàn trị không có đủ nhân lực và vật lực để che chắn, bao quát hết mọi không gian và thời gian. Chiến lược bất tuân dân sự được thực hiện với sự tập trung và quyết tâm cao có thể phá vỡ những lỗ hổng do các chế độ độc tài đó không đủ nguồn lực và con người bao quát hết.

Ngược lại, với chế độ toàn trị cộng sản và toàn trị cộng sản Việt Nam nói riêng thì không một khía cạnh, lĩnh vực và không một hang cùng ngõ hẻm nào không có những hệ thống như tuyên truyền, an ninh mật vụ, đoàn thể, đảng và chính quyền hoạt động. Chế độ toàn trị cộng sản không có lỗ hổng do thiếu nhân lực và vật lực như tất cả các chế độ độc tài khác. Chính vì vậy, chiến lược bất tuân dân sự không thể tạo ra sự đột phá được như các nước không có độc tài toàn trị. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới việc thực hiện chiến lược bất tuân dân sự không đạt được mục tiêu tối thượng đã nêu.

Nhưng ưu trội của chế độ toàn trị cộng sản lại đi kèm với khuyết tật của chính nó. Để duy trì hệ thống toàn trị, các chế độ cộng sản phải sử dụng lực lượng khổng lồ trong khi con người không có tự do sẽ không có sáng tạo, do đó không có khả năng tạo ra của cải vật chất. Không tạo ra của cải vật chất (không hiệu quả) nhưng lại cần nguồn lực chi cho hệ thống khổng lồ sẽ dẫn tới cạn kiệt nguồn lực. Các chế độ cộng sản có chung quy luật, sụp đổ do sức nặng của chính nó./.

Hà Nội, ngày 27/9/2020

*Ông Nguyễn Vũ Bình là cựu tù nhân chính trị và một nhà báo độc lập ở Hà Nội.