HUMAN RIGHTS RELIEF FOUNDATION

FORUM - DIỄN ĐÀN

HỐ THẲM XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM


Huỳnh Ngọc Tuấn

Trong Hiến pháp nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” minh định quyền độc tôn lãnh đạo của đảng cộng sản, và đảng cộng sản lấy danh nghĩa là “lực lượng tiên phong của giai cấp công nhân và nông dân” Việt nam để tìm sự chính danh cho quyền lãnh đạo tuyệt đối của mình. Họ lý luận rằng chỉ có họ mới là người yêu nước, là người bảo vệ quyền lợi của dân tộc và họ là người đại diện cho giai cấp vô sản lãnh đạo đất nước để thực hiện sự công bằng xã hội, bảo đảm cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động không bị bóc lột, bảo đảm cho đất nước không bị sự thống trị của giai cấp “tư bản thối nát”.

Vậy “GIAI CẤP SIÊU GIÀU” tại Việt nam ngày hôm nay họ là ai, họ đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội?... Họ là tư bản hay vô sản?..

Báo cáo của World Ultra Wealth Report vừa qua cho thấy Việt Nam đang đứng thứ 3 trong top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có giới siêu giàu tăng nhanh nhất. Số người siêu giàu tại Việt Nam với tổng tài sản trị giá từ 30 triệu USD trở lên tăng trưởng với tốc độ gần 13% trong giai đoạn 2012-2019, chỉ xếp sau Bangladesh (17,3%) và Trung Quốc (13,4%).

Báo cáo của World Ultra Wealth Report chưa chắc đã là chính xác, trung thực vì hiện nay tài sản của các quan chức lãnh đạo cộng sản được mặc định là “tối mật”, là bất khả xâm phạm cho nên không ai có thể biết được một cách chính xác là có bao nhiêu người Việt nam có tài sản trên 30 triệu usd.

Việc một quốc gia có tầng lớp trung lưu phát triển là một điều tốt, có một giới siêu giàu cũng không phải là điều xấu vì nó chứng tỏ đất nước đó đang trên đà phát triển và quyền sở hữu tài sản được công nhận.

Vấn đề nằm ở chỗ ai là thành phần trung lưu? ...là giới tinh hoa hay giới con ông cháu cha với đặc quyền đặc lợi?

Giới siêu giàu họ là ai?... họ làm giàu bẳng trí tuệ như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Steve Jobs...hay họ là gia tộc của giới lãnh đạo cộng sản làm giàu bằng tham nhũng, hối lộ, hối mại quyền thế, buôn lậu, trốn thuế, ăn cướp đất của dân, ăn cướp tài nguyên quốc gia để chia nhau?

Một vị giáo sư có uy tín tại Việt nam nói: "siêu giàu" theo đẳng cấp của thế giới rất khác. Họ có thể giàu lên bằng nhiều cách khác nhau, nhưng ở những đất nước phát triển, có cơ chế giám sát tốt, thì những người làm ra tiền phần lớn là những người thông minh, tài giỏi, họ giàu lên bằng trí tuệ, bằng chất xám vì thế, sự giàu có cũng được ghi nhận ở một đẳng cấp khác”.

Có rất nhiều con đường, phương pháp và cơ hội để một người thành công và trở thành siêu giàu. Thứ nhất: Giàu nhờ trí tuệ, đây là những người sử dụng trí thông minh của mình để đưa ra các nghiên cứu, xây dựng được các chiến lược, sáng kiến kinh doanh tốt, giúp các hoạt động kinh doanh của họ luôn đi trước thời đại, đi trước mọi người và luôn mang lại hiệu quả cao.

Thứ hai: Giàu nhờ độc quyền thông tin, giàu lên nhờ mối quan hệ, quen biết. Với cách làm giàu này thì ai có khả năng nắm độc quyền thông tin, có mối quan hệ tốt với giới lãnh đạo thì người đó có thể chớp thời cơ, tận dụng những cơ hội để trở thành triệu phú, tỷ phú rất dễ dàng..

Thứ ba: Giàu nhờ khai thác tài nguyên, khoáng sản, làm giàu từ dự án bất động sản được cắt lớp, chia phần. Cách làm giàu này cũng được cho là nhanh và dễ. Chỉ cần ôm được một dự án khai thác tài nguyên hoặc dự án đất đai là ngày hôm sau đã có thể trở thành triệu phú dollar.

Và cách làm giàu thứ tư là nhờ cần kiệm, biết cách kết nối, tạo mối quan hệ gắn kết giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực để liên kết sản xuất, mở rộng kinh doanh.... Trường hợp này gần như không thể tồn tại ở Việt nam.

Nếu xét theo cách thức trên thì giới siêu giàu tại Việt nam rơi vào hai trường họp: thứ hai và thứ ba, tức giàu nhờ đặc quyền đặc lợi.

Vị giáo sư này dè dặt nhận định thêm: “Tôi không hiểu giới siêu giàu ở Việt Nam là giàu theo cách nào, nhưng ở nước ngoài thì đa số những người giàu đều nhờ trí tuệ, giàu nhờ phát kiến, nhờ vào những cơ hội từ sự phát triển, hội nhập mà nền kinh tế mang lại. Chính vì thế, những người giàu ở các nước đó tăng lên cũng đồng nghĩa với những đóng góp của họ vào nền kinh tế nhiều hơn, xã hội ngày càng phát triển hơn”.

Nhưng ở Việt nam hiện nay chúng ta không nhìn thấy một trường hợp nào giàu lên bằng con đường chân chính, bằng trí tuệ mà chỉ giàu lên bằng những con đường tội ác như phá hủy môi trường bằng cách khai thác triệt để rừng núi, trường hợp khác giàu lên nhờ bán tài nguyên, khoáng sản, nhờ buôn bán bất động sản, nhờ quan hệ chạy dự án...

Với những cách làm giàu này, người giàu có thể giàu lên nhanh chóng, giàu chỉ sau "một cái chớp mắt" nhưng đây là cách giàu "xổi" và chỉ mang tai họa cho đất nước.

Như vậy, chỉ có giàu từ trí tuệ mới là cách giàu bền vững. Đó mới là nền tảng tạo giá trị cạnh tranh và sức mạnh của nền kinh tế cũng như giúp nền kinh tế có khả năng cạnh tranh với nước ngoài.

Hiện tượng, lượng người giàu tăng nhanh chóng nhưng không đem lại lợi ích công bằng cho toàn nền kinh tế hay nói cách khác là lợi ích, nguồn lực tập trung vào một nhóm người rất nhỏ mà theo báo cáo của Oxfam là 0,00023% nắm giữ 12% tài sản của đất nước

Với những trường hợp này, nếu muốn "hạ cánh an toàn" họ phải tìm mọi cách để tẩu tán tài sản hoặc phải tìm cách hợp pháp hóa nguồn tiền "bẩn" thành tiền sạch thông qua việc chuyển nhượng tài sản cho con cái, người thân, thậm chí là bồ nhí, hotgirl, chân dài...

Vì thế, bỗng nhiên có một ngày dư luận lại tìm thấy một cô hotgirl tuyên bố sở hữu khối tài sản hàng triệu USD mà không biết cô này làm công việc gì. Hay những tiểu công tử, tiểu công chúa vừa "nứt mắt" đã sở hữu biệt thự nguy nga, nhiều dự án bất động sản khác khiến dư luận lác mắt, kinh ngạc. Cũng không quá lạ lẫm gì với cách giàu có kiểu này, tuy nhiên giàu theo cách này chỉ có lợi cho một số người chứ không đóng góp được nhiều cho nền kinh tế, cho phát triển xã hội.

Vì thế, nhìn từ góc độ phát triển xã hội, ai cũng mong xã hội có thật nhiều người giàu. Nhưng đi cùng với việc gia tăng người giàu đó thì cũng phải nâng cao tính kế thừa về trí tuệ, về khả năng phát triển, duy trì nó, có như vậy xã hội mới phát triển, nền kinh tế mới ổn định, bền vững.

Xét một cách toàn diện thì giàu là tốt, siêu giàu càng tốt, song không phải người giàu nào cũng sẽ có những đóng góp tích cực. Cũng không phải giàu theo hình thức nào cũng sẽ mang lại những lợi ích cho nền kinh tế. Thậm chí, giàu có theo cách tiêu cực thì còn mang đến những rắc rối, cũng như những hệ lụy nguy hại cho cả xã hội và đất nước.

Sự thành công hay thất bại trong việc kiểm soát tài sản bất minh chính là chế tài. Ở đây là chế tài xử lý nghiêm minh, quyết liệt, xử lý tới nơi, tới chốn, trên tinh thần thượng tôn pháp luật, làm bài học cảnh tỉnh cho những người khác. Nhưng ở Việt nam chuyện này là bất khả thi vì đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo và độc quyền tham nhũng, chống tham nhũng đồng nghĩa với chống lại đảng cộng sản…

Việt nam hiện nay đã hội nhập kinh tế thế giới cho nên sức sản xuất tăng nhanh chóng, giá cả hàng hóa và lương thực thực phẩm rẻ hơn nhiều so với trước đây và cũng có tính cạnh tranh cao, tuy người nghèo vẫn còn nhiều nhưng không đến mức phải bán chó như chị Dậu!.

Nhưng khoảng cách giàu nghèo tại Việt nam hiện nay như một hố thẳm, nó có thể chôn vùi chế độ một khi nhà cầm quyền mất kiểm soát vì chiến tranh hay dịch bệnh.

Huỳnh Ngọc Tuấn

21/06/2020

THE SOCIAL GAP IN VIETNAM


Huynh Ngoc Tuan

The Constitution of the Socialist Republic of Vietnam confers the monopoly leadership to the Communist Party of Vietnam (CPV), and the party takes the name "the pioneering force of the Vietnamese working class and peasantry" to find its legitimacy for its absolute power. They argue that they are the only patriots, defenders of the rights of the nation, and the representatives of the proletariat leading the country to achieve social justice, ensuring that proletariat and working people not being exploited, and ensuring that the country is not ruled by the “rotten capitalist class.”

So, who are the “super-rich group" in Vietnam today, for which social class they are representing? Are they capitalists or proletarians?

The recent World Ultra Wealth Report shows that Vietnam is ranked 3rd in the top 10 countries and territories with the fastest growing rich group. The number of super-rich people in Vietnam with total assets of USD30 million or more grew at a rate of nearly 13% between 2012 and 2019, only behind Bangladesh (17.3%) and China (13.4%).

The World Ultra Wealth Report may not be accurate because the assets of Vietnam’s communist leaders are now considered "top secret", so no one can know exactly how many Vietnamese have assets worth over USD30 million.


It is a good thing for a nation to have developed middle-class and having a super-rich group is better because it proves that the country is on the rise and people’s property rights are recognized.

The problem lies in who are the middle class? The country’s elite or the descendants of the political leaders with unlimited privileges?

Who are the super-rich people? Did they become rich because of special talents such as Bill Gates, Mark Zuckerberg, Steve Jobs or they are the family members of communist leaders enriched by corruption, bribery, power trade, smuggling, tax evasion, or from robbing people’s land and national resources for themselves?

A reputable professor in Vietnam said: "super-rich" according to the world-class is very different. People may get rich in many different ways, but in developed countries, with good governance and accountability mechanisms, the people who made money are mostly smart and talented people, and they get rich due to such talent. Therefore, wealth is also recorded at another level.

There are many paths, methods, and opportunities for a person to succeed and become super-rich. First: due to their talent. They are people who use their intelligence to research, build good business strategies, and new initiatives to keep their businesses ahead of everyone and always produce high efficiency.

Second: people become rich through having exclusive access to inside information, enriching through relationships with state leaders and senior officials. Anyone who has exclusive access to information, has a good relationship with the leadership can take advantage of such opportunities to become a millionaire or even billionaire very easily.

Third: getting rich by exploiting resources, minerals, or from real estate projects. This way of getting rich is also said to be fast and easy. Just getting approval for a project in the country’s natural resource exploration or property development project, people can become millionaires overnight.

And the fourth way to get rich is by saving money, knowing how to connect, creating close relationships between businesses in the same field to link production and expand the market. This method of becoming rich cannot exist in Vietnam.

From the above analysis, the super-rich people in Vietnam fall into two cases: the second and the third, ie getting rich thanks to the privileges of state officials.

With caution, the professor added "I do not understand how the super-rich in Vietnam get rich, but in foreign countries, most of the rich are due to their intellect, innovation, and the opportunities brought by the world’s economic integration. Therefore, the rich people in those countries also increase their contribution to the economy and social development.

But in Vietnam today we do not see a case of getting rich in the right way, by talent but only by evil ways such as destroying the environment by fully exploiting the forest resources. In other cases, people get rich by selling natural resources and minerals, by real estate trade, and by obtaining projects via the relationship with state officials.

With these ways of getting rich, rich people can get rich quickly, after only a blink of an eye but this is a way of rich "bad" and only brings disaster to the country.

Thus, only getting rich from wisdom is sustainable and positive for the nation. That is the foundation for creating competitive value and strength of the economy as well as helping the economy to compete with foreign countries.

The phenomenon in which the number of rich people increases rapidly but does not bring a fair benefit to the whole economy, or in other words, it benefits a very small group of people. Ss reported by Oxfam, 0.00023% of the population holds 12% of Vietnam's total assets.

In these cases, if they want to "retire” safely, they must find ways to dispose or to legalise "dirty" money into clean money through the transfer of property to their children, relatives, even mistresses, hot girls, etc.

Therefore, one day the public found a hot girl who suddenly claims to own millions of dollars of assets without knowing what she did. Or young princelings of senior state officials or young children of economic tycoons already own magnificent villas, real estate projects that surprised the public. It is not too strange for this kind of wealth, but being rich in this way is only beneficial for some people, not a great contribution to the country’s economy and social development.

Therefore, from the perspective of social development, everyone expects society to have many rich people. But along with the increase of such wealthy class, it is also necessary to improve the inheritance of the intellect, the ability to develop and maintain it, so that the society can develop, the economy will rise in a stable and sustainable way.

Comprehensively, wealth is good, super-rich is better, but not all rich people will make a positive contribution to society. Not all the ways of becoming rich will bring benefits to the economy. Even being rich in a negative way also brings troubles, as well as harmful consequences for both society and the country.

The success or failure of controlling illicit assets is punishment. The country needs strict and drastic sanctions in the spirit of the rule of the law, and the sanctions have the role of discouraging other people from committing wrongdoings. But in Vietnam, this is impossible because the Communist Party has a monopoly on the country’s leadership which goes along with systemic corruption. All anti-corruption efforts means against the ruling party.

Vietnam now integrates into the world economy, so production capacity increases rapidly, prices of goods and foodstuffs are much cheaper than before and they are also highly competitive. There are many poor people although they don't have to sell their dogs like Dau sister [a poor character in a story in 1930s].

But the gap between the rich and the poor in Vietnam today is like a gulf, it can bury the regime once the government loses control over wars or pandemics.

Huynh Ngoc Tuan

21/06/2020