HUMAN RIGHTS RELIEF FOUNDATION

FORUM - DIỄN ĐÀN

DÂN CHỦ HAY ĐỘC TÀI?

Huỳnh Ngọc Tuấn

Chế độ chính trị và an sinh xã hội có mối liên hệ nào không?.

Xin thưa là có.

Ở các nước tự do dân chủ, đa nguyên, đa đảng và pháp trị luôn có chính sách an sinh xã hội tốt vì đó là đòi hỏi của xã hội .

Các đảng phái trong nhà nước dân chủ tự do luôn phải cạnh tranh với nhau để nắm quyền lực, muốn vậy họ phải có một đề án chính trị tốt, một đường lối điều hành xã hội và đất nước tốt nhất có thể. Phục vụ đất nước và xã hội cũng là phục vụ cho quyền lợi của chính họ, vì muốn cầm quyền các đảng phái chính trị phải tranh thủ được sự ủng hộ của người dân thông qua các cuộc bầu cử dân chủ và tự do.

Chính vì vậy khi nắm quyền họ phải có chính sách an sinh xã hội tốt nhất, trong đó có chính sách về chăm sóc y tế, về giáo dục miễn phí cho người nghèo, hợp lý cho người giàu, chính sách về trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp về tai nạn… để không một ai bị gạt ra bên lề cuộc sống, không một ai bị bỏ rơi.

Những chính sách an sinh xã hội khác như xây dựng nhà ở giá rẻ hoặc miễn phí cho người nghèo, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân và sự phát triển kinh tế xã hội. Tất cả đều từ ngân sách quốc gia, từ tiền thuế của dân đóng góp.

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hiện nay lấy lý do hệ thống đường giao thông chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu giao thông nên đánh thuế thật cao (từ 300%- 400%) lên xe ô tô để hạn chế người dân mua ô tô, họ vừa không bị áp lực phải xây dựng hệ thống giao thông tốt để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, vừa có thể bỏ túi hàng chục tỷ Mỹ kim từ tiền thuế ô tô mỗi năm, đúng là nhất cử lưỡng tiện.

Cuộc khủng hoảng dịch cúm corona Vũ Hán hiện nay tại Hoa kỳ và các nước dân chủ là một minh chứng cho mối liên hệ giữa chế độ chính trị và an sinh xã hội. Nếu tại Hoa Kỳ và các nước dân chủ, nhà cầm quyền chi ngân sách hàng chục, hàng trăm tỷ Mỹ kim trợ cấp cho người dân để họ an tâm hợp tác cùng chính phủ trong thời gian cách ly, trong đó Hoa Kỳ dẫn đầu với hơn 2.000 tỷ Mỹ kim trợ cấp. Còn tại Việt nam, nhà cầm quyền không có một chương trình nào để hỗ trợ cho dân, đặc biệt là tầng lớp nghèo khổ. Nhà cầm quyền tại Việt nam chỉ biết đưa ra những mệnh lệnh hành chính, như lệnh cách ly toàn xã hội của Thủ tướng chính phủ trong 15 ngày hiện nay, nhưng không có một sự hỗ trợ nào dành cho những người nghèo, người già yếu, neo đơn. Nhà cầm quyền tại Việt Nam không hề bận tâm đến những người nghèo, người già, neo đơn rằng họ sẽ sống ra sao trong 15 ngày đó. Có lẽ những người nghèo, người già, neo đơn trong xã hội không hề tồn tại trong tầm nhìn “vĩ mô” của đảng Cộng sản Việt Nam?

Đảng cầm quyền ở các quốc gia dân chủ phải chịu trách nhiệm về sự an nguy, thịnh suy của quốc gia - xã hội, nếu đảng phái nào bất xứng, bất lực sẽ bị loại trừ, đây là một áp lực mang tính sinh tử chi phối các đảng phái chính trị buộc họ phải hoàn thiện mình để làm hài lòng người dân.

Còn ở Việt Nam chỉ có một đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, họ không phải cạnh tranh với bất cứ đảng phái nào, cho nên họ không có nhu cầu hoặc áp lực phải hoàn thiện mình.

Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay không chịu sự kiểm soát, đàn hặc của người dân và họ cũng không cần người dân ủng hộ họ. Họ chỉ cần có công an và quân đội để bảo vệ chế độ và kiểm soát người dân.

Chính vì vậy không có lý do gì để họ phải phục vụ người dân bằng một chính sách an sinh xã hội tốt, cho nên Việt Nam hiện nay dưới danh nghĩa là một nước “xã hội chủ nghĩa” nhưng không hề có một chính sách an sinh xã hội nào, người dân phải trả học phí, viện phí và rất nhiều thứ phí khác.

Người dân phải mua nhà với giá cắt cổ vì giới tư bản địa ốc bắt tay với nhà cầm quyền đầu cơ thổi giá đất lên cao ngất ngưỡng để trục lợi.

Người dân phải mua bảo hiểm y tế, nhưng không được chăm sóc đúng với quyền lợi và nhu cầu chính đáng của mình. Bộ Y tế thì móc ngoặc với gian thương nhập thuốc giả về bán.

Người dân phải trả học phí cho con cái, phải mua sách giáo khoa (mỗi năm thay đổi một lần). Theo ước tính của các nhà chuyên môn, nhà xuất bản Giáo dục hiện nay thu về hàng ngàn tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm nhờ độc quyền xuất bản sách giáo khoa.

Nền giáo dục hiện nay là một nền giáo dục vì lợi nhuận và bóc lột được gọi một cách mỹ miều là “xã hội hóa giáo dục”!

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông chỉ tạo thêm gánh nặng cho người dân vì tham nhũng, vì phí đường bộ cao ngất bởi sự lạm thu của các ông chủ những dự án BOT. Đây là lý do làm cho hàng hóa, dịch vụ tăng giá, dẫn đến xã hội trì trệ, làm khổ người dân.

Nhưng bất công nhất là Việt Nam nằm trong số các quốc gia xuất khẩu dầu thô với hàng chục tỷ Mỹ kim mỗi năm, nhưng người dân phải trả tiền cho một lít xăng dầu cao hơn nước Mỹ.

Một lít xăng dầu của Việt Nam phải cõng trên lưng hơn 70% thuế phí.

Bị bóc lột, nhưng người dân không có quyền phản đối, ai bất bình, phản đối các chính sách sai lầm của đảng cầm quyền đều có thể bị đàn áp, đánh đập, khủng bố và bỏ tù với những tội danh mơ hồ.

Trên đây chúng ta đưa ra một vài nét căn bản để so sánh.

Vậy người dân Việt Nam nên chọn cho mình thể chế chính trị nào, dân chủ hay độc tài?.

Huỳnh Ngọc Tuấn

11/04/2020

DEMOCRACY OR DICTATORSHIP?

Huynh Ngoc Tuan

Is there a link between political system and social welfare? The answer is yes.

In democratic, pluralistic and multiparty democracy with the rule of law, there is always a good social welfare system because that is demanded by the voters.

Different political parties in a democracy must compete for power and to do that, they must formulate the best possible political and social policies. Serving the nation and the society is to serve their own interest because that is the only way that they can hope to command the support of the voters in free and democratic elections.

It also means that when they win power, that party must implement the most effective social policy including policies to do with health, free education for the poor, reasonable policies for the wealthy, unemployment benefits, social assistance in case of disasters... so that nobody will be left behind.

Other social welfare policies include free or cheap housing for the poor, affordable public transport infrastructure to serve the needs of the public and social development. The cost will come from public funds contributed by the taxpayers.

The current Vietnamese communist regime argued that because of poor public transport infrastructure, they have to raise very high taxes (from 300% to 400%) on cars and automobiles to reduce their demand to make it very expensive for people to buy cars. It means that they do not have to spend money on public transport infrastructure but at the same time raise millions of US dollars from taxes, killing two birds with one stone.

The current coronavirus crisis originating from Wuhan spreading to America and other democratic countries shows a typical example of the link between political system and social welfare. In America and other democratic countries, the government spends billions to assist ordinary people to deal with social distancing and other restrictive measures. The United States led the way with over 2,000 billion in spending assistance. On the other hand in Vietnam, the government does not have any program to assist ordinary people, particularly the poor. The government issued an administrative degree requiring social distancing within 15 days but there is no accompanied assistance to poor people, the elderly or the vulnerables. The Vietnamese government does not care how these people survive in those 15 days as if they never existed in the ‘macro’ vision of the Communist Party.

Political parties in democratic countries are held accountable for the safety, prosperity of the country and society. Any party found wanting or incompetent will be quickly voted out of power. This is a fundamental incentive for political parties to continue to strive to improve in order to gain the trust and confidence of the voters.

In Vietnam, the Vietnamese Communist Party is the only party in power and does not have to to compete with any other political party for vote. As such, there is no need for them to improve their performance.

The Vietnamese Communist Party currently does not want to subject itself to the will of the people. They don’t need the voters support. All they need is to have the police and military keeping the people in check.

It also means that they have no incentive to serve the people by implementing the most effective social policies. It is ironic that a country is described as socialist and yet there is no social welfare policy. Ordinary people would have to pay for education, health and a whole host of other public services.

Ordinary people will have to pay rocket prices for housing because of the collusion between property tycoons and the local governments.

Ordinary people will have to buy health insurance but do not get proper care based on their needs. The Ministry of Health on occasions even concluded with privateers to sell fake medicine.

Ordinary people will have to pay for the children’s education, and for textbooks which are changed in every year. According to experts’ estimates, the State publisher made billions in profit because they have a monopoly on publishing textbooks.

The current education system is based on a profit maximising business model which is euphemistically described as ‘the socialising of education’.

The development of public transport infrastructure at the moment is imposing further burden on ordinary taxpayers because of corruption and expensive road toll. This caused higher inflation resulting in petrol in Vietnam, as one of the top crude oil exporters in the world, being a lot more expensive compared to the United States. The cost of 1 litre of petrol in Vietnam is increased by 70% in tax.

The Vietnamese people although exploited by the system based on monopoly of power cannot protest because to do so would mean arrest, torture and imprisonment with vague and arbitrary offences.

Those are just a few examples between democracy and dictatorship for us to compare.

And which system should the Vietnamese people choose: democracy or dictatorship?

Huynh Ngoc Tuan

11/04/2020