HUMAN RIGHTS RELIEF FOUNDATION

FORUM - DIỄN ĐÀN

NHÂN QUYỀN DƯỚI MÁI ĐÌNH LÀNG VIỆT


Tôn Phi

Việt Nam, xứ sở được cho là ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa Nho giáo của Trung Quốc. Các làng ở miền Bắc Việt Nam có gia phong nghiêm ngặt, nơi người nhỏ phải tôn trọng tôn ti, trật tự và phải hiếu kính người lớn. Điều này dẫn đến suy nghĩ rằng giới trẻ Việt Nam vì vậy không có những đóng góp cho các giá trị nhân quyền quốc tế, do bị truyền thống dân tộc cản trở. Có thực sự như vậy không? Sau đây là bài phân tích với mấy nét phác thảo về truyền thống nhân quyền Việt Nam, nhìn từ đình làng.

Đình làng Việt Nam là nơi quy tụ của các cụ già làng. Nhiều sách gọi đó là Hội đồng kỳ mục. Các vụ tranh chấp trong làng hầu hết do Hội đồng kỳ mục của làng giải quyết, chẳng mấy khi phải đem lên quan huyện hay vua. Ơn ích của đình làng được bàn đến cách thú vị nhất, ngắn gọn nhất phải kể đến cuốn Triết lý cái đình của triết gia Lương Kim Định.

Chức năng khá quan trọng của các cụ già trong đình làng Việt là họp quân phân ruộng đất. Đất đai là vấn đề nóng bỏng của mọi thời, nó quyết định xem người trong cộng đồng có giữ được nhân phẩm hay không, vì phải có tài sản thì con người mới ra con người được, “an thổ, đôn hồ nhân, cố năng ái”. Trong làng đất đai được các cụ già phân phối, chia đều cho các nam đinh. Con người được bảo đảm quyền có tài sản và tài sản đó được làng bảo vệ. Nhờ lối tổ chức đời sống đó, mọi người được đời sống an vui. Nhờ đó nạn nô lệ chấm dứt bên viễn Đông từ rất sớm là có sự đóng góp của truyền thống nhân quyền Việt.

Các cụ già trong hội đồng kỳ mục là những người đàn ông trên 50 tuổi. Vì sao phải trên 50 tuổi? Vì tuổi ấy con người đã có một sự chín chắn nhất định. Dưới 50 tuổi chưa hiểu hết sự đời và có thể có những quyết định sai, nhiều khi bị dắt mũi để đưa ra những phán quyết sai. Do đó làng Việt Nam giữ được sự ổn định thành công, trong một thời gian rất dài, nhờ lối trọng xỉ (trọng tuổi) này. Một số làng miền Bắc về sau còn có lối bầu, người phải sống tốt và gia phong nền nếp thì mới được bầu vào hội đồng kỳ mục.


Ở Hy Lạp, không phải ai trên 50 tuổi cũng được gọi là công dân có quyền biểu quyết. Đó phải là những người có 100 centuric. Những người có tài, có tuổi, nhưng không có đủ 100 centuric thì sao? Đương nhiên họ không được quyền bỏ phiếu. Vì vậy nền dân chủ của Hy-Lạp có thể không bằng nếu đem so với nền dân chủ trong cái đình làng Việt trên phương diện công bằng xã hội. Hy Lạp trội hơn trên khía cạnh tư tưởng vì cụ thể hóa được nhiều lý luận về xã hội, song về công bằng xã hội là chuyện mãi sau này mới được .


Như trên phân tích, mọi người Việt đều được tham dự vào đời sống làng. Quyền lợi phổ biến tương tự đã không diễn ra bên Hy Lạp, nơi vẫn được gọi là nôi của nền văn minh Tây Âu chói lọi ngày nay. Bên Hy Lạp hay Tây Âu có điều hơn là trò được cãi thầy, con được cãi cha, vì là nền văn minh trọng về lý, so với bên ta nặng về tình, tình lý tương tham, tức là tình 3 phần, lý 2 phần.


Truyền thống dân tộc Việt trọng tuổi tác. Người già có quyền được nghỉ ngơi, không lao động mà vẫn có ăn, vì họ đã già. Điều này được thể hiện trong Kinh Lễ chương XXI, nơi mà trai tráng trong làng đi săn về phải chia phần ngon cho cụ già. Việt ở đây được hiểu là các làng trong liên bang Viêm Việt, một đồng bằng rộng lớn mạn dưới sông Dương Tử mà ngày nay người Việt Nam là đại diện cuối cùng. Về văn hóa, các ý tưởng về viện dưỡng lão đã có ở nước Tàu trước nước Pháp xét về mặt thời gian. Về văn minh, người Pháp xây dựng các viện dưỡng lão với quy mô lớn hơn, đẹp hơn và nhiều đãi ngộ cụ thể cho các cụ già hơn.

Vì vậy, cân đối nhiều yếu tố, giới biên khảo nhất là ở đại học Văn Khoa Sài Gòn chứng minh được rằng truyền thống dân tộc Việt Nam không có gì mâu thuẫn với các giá trị nhân quyền quốc tế, trái lại còn rất gần. Vấn đề là có một số sai biệt nhỏ, còn về các nét cốt yếu thì vẫn gần nhau.


Ngày nay, cần những người có thể diễn dịch tư tưởng truyền thống ấy dưới dạng ngôn ngữ, văn phong cho ám hợp với thị hiếu và tư duy của thời đại mới. Nếu được vậy, truyền thống nhân quyền của người Việt có thể được phát huy và đóng góp không nhỏ cho các phong trào nhân quyền của thế giới. Thực tế cũng đã có những nhà đấu tranh cho nhân quyền người Việt hoạt động rất đặc sắc so với các nhà hoạt động nhân quyền sinh ở các xứ mới nổi.

Ngoài triết gia Lương Kim Định, đầu năm 2020, giáo sư Tạ Văn Tài (còn đang sống)-đại học Harvard có xuất bản công khai cuốn sách pdf “Truyền thống nhân quyền của Việt Nam” rất đáng để tham khảo.

Tôn Phi

11/06/2020


HUMAN RIGHTS UNDER THE VIETNAMESE VILLAGE HALL


Ton Phi

Vietnam is considered to be heavily influenced by Chinese Confucius culture. Villages in northern Vietnam have strict family rules where the young must respect the elders. This tradition gives rise to the thinking that younger Vietnamese do not have anything to contribute to international human rights values due to cultural barrier. Is that so? Let’s have a look at a few aspects of human rights tradition from the perspectives of the Vietnamese villagers.

A Village Gathering Hall (VGH) is a place where the elders gather. It has been described as a Council of Notables. Disputes in the village are mostly adjudicated by the Council and rarely need to go to the provincial magistrates or the king. The benefits of the VGH are discussed in the most concise and interesting way by philosopher Luong Kim Dinh in his book “The Way of the Village Gathering Hall’.


The most important function of the village elders is to make decisions with regard to land distribution. Land plays an crucial role in any era as it defines the role and dignity of the individual. Village elders generally allocate land equally to all men in the village. Every man is guaranteed the right to own land and such right is protected. As a result, life is peaceful and harmonious in the villages. Thanks to that practice, slavery was abolished from the very early stage in the far east due to the significant contribution of the Vietnamese human rights tradition.


Members of the village Council of Notables are men over the age of 50. Why do they have to be over 50 years of age? At such age, the man is considered to be mature. Under 50, the men may not fully understand all aspects of life and may make erroneous judgments. As such, village life was stable for a very long time due to this tradition of respecting the elders’ wisdom. In a number of the villages in northern Vietnam, good character and proper conduct as well as proper family life were considered relevant factors for election to the Council of Notables.

In Greece, not everyone over 50 could be a citizen and had the right to vote unless they also have 100 centuric. What about those that had talents and of ripe age but not having that centuric requirement? Of course they did not have the right to vote! Therefore in terms of social equality, Greek democracy may be inferior to the democracy of the VGH, even though Greece was much more advanced in regards to philosophy as it had many philosophers who were able to articulate theories on society.


As discussed above, every Vietnamese had the right to have a say in the village decisions. That general right was not available in ancient Greece, the birthplace of Western civilization. But Greece and Western European countries were better in allowing arguments between the young and the old as they put more values on rationale, compared to the Vietnamese tradition where respect and filial relationships were more important.

The Vietnamese culture places great importance on age. The elders have the right to rest and not work but are still entitled to food and care. This right was particularly recorded in Chapter XXI of the Book of Ceremonies: young men must reserve the best part of their kills for the elders. The ‘Viet’ referred to the Federation of ‘Viem Viet’, which occupied a large plain in the lower section of the Yangtze river, and of which current Vietnam is the last surviving tribe. The cultural concept of nursing home existed in China before France, but the French people built much larger nursing homes with a lot of facilities to care for the aged.

Based on a number of factors, researchers at the Faculty of Letters, University of Saigon concluded that apart from a few minor differences, there is no inherent conflicts between Vietnamese tradition and international human rights values, and in fact they are quite compatible.

Today, we need capable people, using the modern language and style, to adapt those traditional concepts to suit the new era. If so, Vietnamese tradition could contribute significantly to the development of human rights movement around the world. In fact, compared to other developing countries, Vietnam has more human rights defenders actively fighting for human rights.

Apart from philosopher Luong Kim Dinh, in 2000 Professor Ta Van Tai of Harvard University published his pdf book ‘Vietnam’s Human rights tradition’, a valuable resource for research.

Ton Phi

11/06/2020